Những tiếp xúc đầu tiên
của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II
với các vị Hồng Y
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Những
tiếp xúc đầu tiên của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II với các
vị Hồng Y.
Tin
Vatican (VIS 2/03/2005) - Hôm thứ Ba mùng 1 tháng 3 năm 2005, Ðức
Hồng Y Joseph Ratzinger đã đến gặp ÐTC Gioan Phaolô II tại phòng
bệnh ở lầu 10 của Bệnh Viện Gemelli, để bàn thảo với ÐTC
về vài công việc. Sau đó, khi rời phòng ÐTC, Ðức Hồng Y
đã nói với các ký giả rằng ÐTC đã nói chuyện được với
Ðức Hồng Y bằng tiếng Ý và tiếng Ðức. Ðức Hồng Y cho
biết như sau: "ÐTC rất tỉnh táo và nghiên cứu về hồ sơ tôi
mang đến. Tôi lấy làm sung sướng khi nhìn thấy ÐTC hoàn toàn
sáng suốt và có thể nói được vài điều chính yếu liên
quan đến công việc, bằng một
vài lời."
Ðức
Hồng Y cũng cho giới báo chí
biết là ngài cũng mang đến cho ÐTC
những lời cầu chúc của Bộ
Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, đang họp phiên họp khoáng đại
của Bộ, và những lời cầu chúc của nhiều người khác nữa,
và vài công việc của Bộ Giáo Lý Ðức Tin cho ÐTC
quyết định.
Sau
đó, ngỏ lời với Ban Tiếng Ðức của Ðài Phát Thanh
Vatican, Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger đã nói về sự đau đớn
của ÐTC với những lời như sau: "Mẫu gương của một Vị Giáo
Hoàng đang chịu đau, là điều rất quan trọng trong
những năm tháng hiện tại: đau khổ là cách thức đặc
biệt để rao giảng. Từ nhiều thư tôi đã nhận được và từ
những chứng từ tôi nhận trực tiếp, tôi đã thấy được
rằng nhiều người đau khổ giờ đây cảm thấy mình được
chấp nhận. Hiệp Hội của Những Người Bị Bệnh Parkinson đã
viết thư cho tôi, nói lời cám ơn ÐTC, bởi vì ÐTC, (qua mẫu
gương của ngài) đã giúp cho người bệnh được củng cố vững
mạnh trong hình ảnh về chính mình, bởi vì ÐTC đã có can đảm
xuất hiện công khai như là một con người đang đau yếu mà vẫn
tiếp tục làm việc. Qua sự đau đớn của mình, ÐTC đã nói
lên nhiều điều cho chúng ta: rằng đau khổ là một giai đoạn
của con đường sự sống, và rằng Ngài tham dự vào cuộc
Khổ Nạn của Chúa Kitô, vừa chỉ cho chúng ta biết hoa trái
phong phú của khổ đau, khi chúng ta biết tham dự vào đau khổ
của Chúa và sống sự đau khổ nầy chung với tất cả những
ai đau khổ trên thế giới. Như thế, đau khổ có giá trị và
có thể là điều tích cực. Khi chúng ta nhìn vào cuộc đời
của ÐTC, chúng ta nhận thấy rằng đây là sứ điệp
quan trọng, nhất là trong một thế giới đang cố gắng che dấu,
và cả muốn xóa bỏ khổ đau.
Và sáng thứù Tư, mùng 2 tháng 3 năm 2005, Ðức Hồng Y Cormac Murphu O'connor, Tổng Giám Mục Westminter, Anh Quồc, đã đến thăm ÐTC. Ngài đã nói với các phóng viên sau đó rằng "khi mạnh khỏe cũng như khi đau yếu, Ðức Giáo Hoàng cho ta thấy chứng tá của đức tin vào Chúa và cho thấy ÐTC rất xác tín vào sứ mạng đặc biệt của ngài trong thế giới ngày nay".
(Ðặng Thế Dũng)