Ðức Hồng Y Renato Martino
mời gọi suy tư lại vấn đề Lao Ðộng
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Ðức
Hồng Y Renato Martino mời gọi suy tư lại vấn đề Lao Ðộng.
Tin
Roma (Apic 27/02/2005) - Trong bài thuyết trình tại Ðại Học Giáo
Hoàng Lateranô, ở Roma, hôm thứ Sáu, ngày 25 tháng 2 năm
2005, Ðức Hồng Y Renato Martino,
chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, đã
lên tiếng mời gọi hãy suy tư lại
vấn đề Lao Ðộng và giá
trị của Lao Ðộng trong khung cảnh của
sự toàn cầu hóa công bằng. Ðức Hồng Y nhắc lại phúc trình
được soạn ra do bởi Ủy Ban Quốc Tế
về chiều kích xã hội của việc toàn cầu hóa; phúc trình
nầy đã được Văn Phòng Lao Ðộng Quốc Tế
yêu cầu thực hiện vào năm 2002, và đã được công bố
vào năm 2004.
Ðức
Hồng Y nói: "Sinh hoạt hiện nay của nền kinh tế thế giới đang
phải lận đận vì những bất
quân bình hết sức tận căn và kéo dài; những bất quân bình
nầy không thể chấp nhận được trên
bình diện luân lý, và không thể được
biện minh trên bình diện chính trị... Ðối với đa số những
con người nam nữ trên thế giới, việc toàn cầu hóa không
đáp ứng những khát vọng chính đáng của họ muốn có
được việc làm xứng đáng và tương lai tốt đẹp hơn cho
con cái của họ."
Ðức
Hồng Y Martino còn nhận định thêm như sau: "Ngày nay là lúc
cần đặt lên hàng đầu vấn đề lao động và về phẩm giá
của con người trong hoạt động nhắm thiết lập một sự toàn
cầu hóa trong công bằng. Vì thế cần suy tư lại về những
đường lối chính trị và về những cơ chế đang điều khiển
sinh hoạt thế giới."
Thực vậy, vấn đề lao động là chìa khóa của vấn đề xã hội; ngày nay vấn đề lao động nầy đã trở thành vần đề toàn cầu. Theo Ðức Hồng Y, lao động, một khi được nhìn nhận và được đánh giá cao, sẽ cho phép cá nhân bước ra khỏi cảnh nghèo cùng với sức kiên trì của mình. Lao Ðộng là chìa khóa để thay đổi xã hội và thay đổi các cơ cấu. Cần phải nâng đỡ những kinh doanh nhỏ và trung cấp, trong những sáng kiến kinh tế và xã hội, thuộc lãnh vực nông nghiệp, thủ công và dịch vụ. Những kinh doanh nầy sẽ làm phát sinh thêm những công ăn việc làm, và như thế giúp cho người nghèo tăng thêm thu nhập của họ. Thêm vào đó, cần có sự hỗ trợ liên đới của những tổ chức bảo vệ nhân quyền, cổ võ phát triển, trong sự tôn trọng bản chất phổ quát nguyên thủy của những của cải trên trái đất, --- (tức: của cải là cho tất cả mọi người được hưởng dùng!) --- vừa đồng thời mở rộng tình liên đới với những thế hệ tương lai.
(Ðặng Thế Dũng)