Sứ Ðiệp Mùa Chay năm 2005
của ÐTC Gioan Phaolô II
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
-
Sứ Ðiệp của Ðức Thánh Cha Gioan
Phaolô II cho Mùa Chay năm 2005.
(Radio
Veritas Asia 29/01/2005) - Quý vị và các bạn thân mến.
Trưa thứ Năm, ngày 27 tháng Giêng năm 2005, Ðức Tổng Giám
Mục Paul Josef Cordes, chủ tịch
Hội Ðồng Tòa Thánh "Ðồng Tâm" đã chủ tọa cuộc họp
báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh, để giới thiệu sứ điệp
của ÐTC Gioan Phaolô II cho Mùa Chay năm 2005. Sứ điệp đã
được ÐTC ấn ký ngày mùng 8 tháng 9 năm 2004,
nhưng mãi đến thứ Năm, ngày 27 tháng Giêng năm 2005, sứ
điệp mới được công bố. Chủ đề của Sứ Ðiệp là câu
kinh thánh, trích từ sách Ðệ Nhị Luật, chương 30 câu 20: "Yêu
mến Thiên Chúa... làm cho con được sống, và sống lâu". Ðây
là những lời của Ông MôiSen mời gọi dân chúng hãy chấp
nhận Giao Ước với Thiên Chúa tại xứ sở của người Moab,
ngõ hầu họ và con cháu họ được sống trong tình thương Thiên
Chúa là Chúa của họ,
vừa lắng nghe Lời Ngài và sống trung thành với Ngài.
Giờ đây, mục thời sự kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản dịch tiếng Việt nguyên văn Sứ Ðiệp Mùa Chay năm 2005. ÐTC đã bắt đầu sứ điệp như sau:
Anh
chị em rất thân mến,
Mỗi
năm, Mùa Chay được giới thiệu với chúng ta như là thời
gian thuận tiện để gia tăng cầu nguyện và làm việc đền tội,
vừa mở rộng tâm hồn để dễ dàng chấp nhận thánh ý Thiên
Chúa. Trong Mùa Chay, chúng ta được chỉ cho thấy con đường
thiêng liêng chuẩn bị chúng ta sống một lần nữa Mầu Nhiệm
cao cả của cái chết và sống lại của Chúa Kitô, nhất là
nhờ qua việc chăm chú lắng nghe Lời Chúa và việc thi hành
cách quảng đại hơn sự hãm mình, mà nhờ đó chúng ta có
thể rộng rãi đến trợ giúp cho người lân cận cần được
trợ giúp.
Anh
chị em rất thân mến, năm nay tôi muốn đề nghị cho sự chú ý
của anh chị em, một chủ đề hết sức thời sự, được làm
sáng tỏ bởi những câu trích sâu đây từ sách Ðệ Nhị
Luật: "Ngài là sự sống, và
là sự sống trường thọ của anh chị em!" (ÐNL 30,20). Ðó là
những lời Ông Môisen nói với dân chúng, để mời gọi họ
ký kết giao ước với GiaVê Thiên Chúa, trong đất nước của
Người Moab, "ngõ hầu các người
và con cháu các người được sống trong tình thương đối
với Thiên Chúa, là Chúa của các người, vừa vâng phục Lời
Chúa và sống kết hiệp với Ngài" (ÐNL 30, 19-20). Lòng trung
thành với giao ước đã ký kết với Thiên Chúa,
là bảo đãm cho tương lai của dân tộc Israel, để dân
tộc nầy có thể sinh sống tại đất nước mà Thiên Chúa đã
hứa ban cho các tổ phụ của họ,
cho các tổ phụ Abraham, Isaac và
Giacóp" (30,20). Theo quan niệm Kinh Thánh, việc sống đến tuổi
cao niên, là dấu chỉ cho sự chúc lành của Ðấng tối cao. Như
thế, việc sống lâu xem ra như là một trong những hồng ân đặc
biệt của Thiên Chúa.
Trong
mùa chay nầy, tôi muốn mời gọi anh chị em hãy suy nghĩ về chủ
đề nầy, để đào sâu ý thức về vai trò mà những người
cao niên được mời gọi thi hành trong xã hội và trong giáo
hội, và chuẩn bị tâm hồn chúng ta cho
việc đón nhận những người cao niên với tâm hồn đầy yêu
thương. Trong xã hội hôm nay, và nhờ sự cộng tác của khoa
học và y khoa, người ta chứng kiến sự sống con người
được kéo dài thêm, và như thế
làm gia tăng con số những anh chị em cao niên. Ðiều nầy
đòi buộc một sự chú ý đặc biệt đến thế giới của hạng
tuổi thứ ba, để giúp cho các
thành viên của nhóm tuổi cao niên nầy sống trọn vẹn những
khả năng của họ, vừa đem khả
năng đó vào việc phục vụ cho toàn thể cộng đoàn. Việc
chăm sóc cho những người cao niên, nhất là khi trải qua những
giây phút khó khăn, cần phải là
quan tâm của các tín hữu, nhất là của những cộng đoàn
giáo hội trong xã hội tây phương, nơi đang có vấn đề đặc
biệt.
Sự
sống của con người là món quà quý giá cần được yêu mến
và bảo vệ trong mọi hạng tuổi. Mệnh lệnh "Không được
giết người!" đòi buộc tôn
trọng và luôn cổ võ sự sống, từ giây phút sự sống
được bắt đầu cho đến lúc kết thúc tự nhiên. Ðây cũng
là mệnh lệnh còn có giá trị
trước những bệnh tật, và khi sự yếu sức làm cho con nguời
không còn nhiều khả năng sống tự lập nữa. Nếu
tuổi già, cùng với những
điều kiện không thể tránh được, được đón nhận cách
an bình trong ánh sáng của Ðức
Tin, thì tuổi già nầy có
thể trở nên dịp quý giá, để hiểu rõ hơn mầu nhiệm
Thập Giá, mầu nhiệm trao ban ý nghĩa trọn đầy cho
cuộc sống nhân loại.
Người
cao niên cần được thông cảm và trợ giúp trong viễn tượng
nầy. Ðến đây, tôi muốn nói lên tâm tình
quý trọng của tôi đối với tất cả những ai dấn thân
đáp lại những nhu cầu nói trên và tôi cũng khuyến khích
những anh chị em tự nguyện khác muốn nhân dịp Mùa Chay nầy
mà góp phần của mình. Ðiều nầy
sẽ giúp cho biết bao người cao niên để họ không cảm thấy
mình như là gánh nặng cho cộng đoàn và cả cho chính gia đình
của mình, trong hoàn cảnh cô
đơn làm cho họ dễ rơi vào cám dỗ sống đóng kín và ngã
lòng nản chí.
Cần phải làm phát triển trong công luận ý thức rằng những người cao niên trong mọi trường hợp là nguồn tài lực đáng được tôn trọng. Ước chi người ta gia tăng những trợ giúp kinh tế và những sáng kiến pháp lý, để tránh cho những người cao niên không bị loại ra khỏi sinh hoạt xã hội. Thật ra, trong những thập niên qua, xã hội đã trở nên chú ý hơn đối với những nhu cầu của người cao niên, và y học đã phát triển những chăm sóc y tế mang lại những kết quả tốt cho những kẻ bệnh hoạn lâu năm.
Quý vị và
các bạn thân mến,
Sứ điệp Mùa Chay năm 2005 còn một phần nữa, sẽ được phát trong mục thời sự lần tới. Mong quý vị và các bạn sẽ đón nghe.
-
Sứ Ðiệp của Ðức Thánh Cha Gioan
Phaolô II cho Mùa Chay năm 2005 (phần II).
(Radio Veritas Asia 30/01/2005) - Quý vị và các bạn thân mến. Trong bài trước chúng ta đã nghe Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc đến việc chăm sóc dành cho những người cao niên, Với những lời như sau:
"Trong
mùa chay nầy, tôi muốn mời gọi anh chị em hãy suy nghĩ về chủ
đề nầy, để đào sâu ý thức về vai trò mà những người
cao niên được mời gọi thi hành trong xã hội và trong giáo
hội, và chuẩn bị tâm hồn chúng ta cho
việc đón nhận những người cao niên với tâm hồn đầy yêu
thương. Trong xã hội hôm nay, và nhờ sự cộng tác của khoa
học và y khoa, người ta chứng kiến sự sống con người
được kéo dài thêm, và như thế làm
gia tăng con số những anh chị em cao niên. Ðiều nầy đòi buộc
một sự chú ý đặc biệt đến thế giới của hạng tuổi thứ
ba, để giúp cho các thành viên
của nhóm tuổi cao niên nầy sống trọn vẹn những khả năng
của họ, vừa đem khả năng đó vào việc phục vụ cho
toàn thể cộng đoàn. Việc chăm sóc cho những người cao niên,
nhất là khi trải qua những giây phút khó khăn, cần phải
là quan tâm của các tín hữu, nhất là của những cộng
đoàn giáo hội trong xã hội tây phương, nơi đang có vấn đề
đặc biệt về tuổi già.
Sự sống của con người là món quà quý giá cần được yêu mến và bảo vệ trong mọi hạng tuổi. Mệnh lệnh "Không được giết người!" đòi buộc tôn trọng và cổ võ sự sống, luôn luôn từ giây phút sự sống được bắt đầu cho đến lúc kết thúc tự nhiên. Ðây cũng là mệnh lệnh còn có giá trị trước những bệnh tật, và khi sự yếu sức làm cho con người không còn nhiều khả năng sống tự lập nữa. Nếu tuổi già, cùng với những điều kiện không thể tránh được, được đón nhận cách an bình trong ánh sáng của Ðức Tin, thì tuổi già nầy có thể trở nên dịp quý giá, để hiểu rõ hơn mầu nhiệm Thập Giá, mầu nhiệm trao ban ý nghĩa trọn đầy cho cuộc sống nhân loại. Người cao niên cần được thông cảm và trợ giúp trong viễn tượng nầy."
Giờ đây, trong bài hôm nay, chúng ta hãy đọc tiếp phần còn lại của Sứ Ðiệp Mùa Chay năm 2005, trong đó ÐTC Gioan Phaolô II nhắc đến giá trị của thời gian chăm sóc dành cho người cao niên, với những lời như sau:
"Khoảng
rộng thời gian còn dư trong giai đoạn chăm sóc trợ giúp cho
người cao niên cung cấp cho họ dịp thuận tiện để đối diện
với những câu hỏi căn bản, mà có lẽ trước đây đã bị
lãng quên vì quan tâm đến những
lợi ích ngay trước mắt hoặc được
cho là có ưu tiên hơn. Ý thức về giây phút cuối đời nay
đến gần, làm cho người cao niên chú tâm đến điều gì là
thiết yếu, và đặt tầm quan trọng nơi điều mà thời gian năm
tháng không thể làm hư đi được. Chính vì hoàn cảnh sống
của họ trong lúc nầy như vậy, mà những người cao niên có
thể thi hành vai trò của mình
trong xã hội. Nếu quả thật con người sống nhờ phần gia tài
của kẻ đi trước để lại, và
tương lai của con người tùy thuộc một cách quyết định vào
cách thức, mà qua đó những giá trị văn hóa của dân tộc
được thông truyền cho con người, thì sự khôn ngoan và kinh
nghiệm của những người cao niên có thể soi sáng cho những
bước đi trên con đường tiến về
một nền văn minh luôn trọn vẹn hơn. Thật là quan trọng
biết chừng nào, việc khám phá lại sự phong phú hóa lẫn
nhau giữa các thế hệ!
Với
lời mời gọi mạnh mẽ hãy hoán cải
và thực hiện tình liên đới, Mùa Chay năm nay dẫn đưa
chúng ta đến việc chú ý đến những vấn đề quan trọng vừa
nói trên và được nhiều người lưu ý. Thử hỏi, điều gì
sẽ xảy ra, nếu Dân Chúa chiều theo tâm
thức hiện nay nhìn xem dường như thể là vô ích những con người
cao niên anh chị em chúng ta đây, khi họ bị giới hạn bởi những
yếu đuối của hạng tuổi hay do bởi bệnh tật? Ngược lại,
thử hỏi cộng đoàn Dân Chúa, bắt đầu từ gia đình, sẽ trở
nên như thế nào, nếu cộng đoàn đó cố gắng duy trì thái
độ luôn cởi mở và tiếp nhận đối với những anh chị em
cao niên?
Sau những nhận định trên, ÐTC kết thúc Sứ Ðiệp Mùa Chay năm 2005 với những lời như sau:
Anh chị em rất
thân mến,
Trong Mùa
Chay, và nhờ Lời Chúa trợ giúp, chúng ta hãy suy nghĩ về
tầm quan trọng như thế nào, việc mỗi cộng đoàn đồng
hành với tất cả những ai bước vào hạng tuổi cao niên,
với thái độ thông cảm đầy yêu thương? Ngoài ra, còn
cần phải để cho mình được quen suy tư về mầu nhiệm sự chết,
với thái độ tin tưởng phó thác, ngõ hầu cuộc gặp gỡ
cuối cùng với Thiên Chúa được diễn ra trong bầu khí an bình
nội tâm, trong ý thức
rằng Ðấng tiếp đón chúng ta, là Ðấng "đã dựng nên
ta ngay từ trong lòng mẹ" (x. Tv 139,13b) và là Ðấng "đã
muốn cho chúng ta được trở nên giống hình ảnh Ngài" (x.
Sáng Thế 1, 26).
Nguyện xin Mẹ
Maria, Ðấng hướng dẫn chúng ta trên con đường sống Mùa
Chay, xin Mẹ hướng dẫn tất cả mọi kẻ tin, nhất là những
người cao niên, đến việc hiểu biết càng ngày càng sâu xa
hơn về Chúa Kitô, Ðấng đã chết và đã sống lại,
và là lý do cuối cùng cho cuộc sống chúng ta.
Nguyện xin Mẹ, người nữ trung thành phục vụ cho Con Thiên
Chúa, cùng với hai thánh Anna và Gioakim, khẩn cầu cho mỗi người
trong chúng ta "bây
giờ và trong giờ lâm tử".
Tôi xin ban
phép lành cho tất cả mọi người.
Từ điện
Vatican, ngày 8 tháng 9 năm 2004
Ấn ký
Gioan Phaolô II, giáo hoàng
(Ðặng Thế Dũng chuyển dịch Việt Ngữ)