Giới Thiệu Sứ Ðiệp Mùa Chay năm 2005
của ÐTC Gioan Phaolô II
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Giới
Thiệu Sứ Ðiệp Mùa Chay năm 2005 của ÐTC Gioan Phaolô II.
Tin
Vatican (Vat 27/01/2005) - Lúc 11
giờ 30 phút trưa thứ Năm 27 tháng Giêng
năm 2005, tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Ðức Tổng Giám Mục
Paul Josef Cordes, chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh
"Ðồng Tâm", và Ðức Cha Anrê Leonard, giám mục Namur,
bên Bỉ, chuyên viên về những vấn đề luân lý liên quan đến
việc "Làm Cho Chết Êâm Dịu" (euthanasia), đã giới thiệu Sứ
Ðiệp Mùa Chay năm 2005, về chủ đề Người Cao Niên.
Ðức
Tổng Giám Mục đã quả quyết rằng Sứ Ðiệp Mùa Chay của ÐTC
Gioan Phaolô II cho Mùa Chay năm 2005 có ý nghĩa quan trọng cho thời
đại hôm nay, trong đó đời sống của con người được kéo
dài hơn, nhờ khoa học và y khoa.
Do đó, số người cao niên trong xã hội càng lúc càng gia tăng,
và số người trẻ lại bị giảm; vì thế những người trẻ
nầy phải lao động và đóng thuế nhiều hơn, để nuôi sống lớp
người cao niên.
Ðức
Tổng Giám Mục Paul Josef Cordes nhấn mạnh rằng "lớp người
trẻ càng ngày càng ý thức hơn về gánh nặng nuôi sống những
người cao niên" và từ đó phát sinh những câu hỏi như:
Tại sao không để cho những người cao niên được "chết sớm",
qua việc làm cho chết êm dịu, và
như thế khỏi phải chăm sóc
cho họ? Tại sao không đưa những người cao niên đến chỗ cư
trú tách biệt nào đó, để khỏi phải nhìn thấy họ nữa?
Theo nhận xét của Ðức Tổng Giám Mục
Cordes, thì hiện có những hiệp hội đang cổ võ cho điều
mà họ gọi là "quyền được chết theo ý mình". Những tiến
bộ khoa học đặt vào tay con người những phương tiện cụ thể
để đạt đến mục tiêu vừa nói trên. Một nền văn hóa mới,
nền văn hóa của sự chết, đang được cổ võ, nhất là bởi
các chính trị gia. Nhưng Ðức Tổng Giám Mục Paul Josef Cordes nhấn
mạnh thêm rằng: "Các nhà chính trị không được phép hy
sinh phẩm giá con người cho những mục tiêu kinh tế và muốn
được nổi tiếng. Phẩm vị con người không thể nào bị xúc
phạm, bởi vì đó là một món quà của Thiên Chúa. Chúng ta
cần phải tác động không những trên những quyết định của
nhà nước và xã hội, mà còn
trong đời sống cá nhân, trong gia đình và trong môi trường
sinh sống quanh mình; chúng ta cần để cho giáo huấn của Ðức
Thánh Cha hướng dẫn.
Tiếp
lời giới thiệu của Ðức Tổng Giám Mục chủ tịch Hội Ðồng
Tòa Thánh "Ðồng Tâm", Ðức Cha Anrê Leonard, chuyên viên
về những vấn đề luân lý liên quan đến việc "làm cho chết
êm dịu", đã trích lại lời của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô
II trong Sứ Ðiệp Mùa Chay năm 2005 như sau: "Mạng sống con người
là món quà quý giá đáng chúng ta yêu mến và bảo vệ
trong mọi giai đoạn tuổi". Ðức Cha định nghĩa "việc làm
cho chết êm dịu" như là một hành động hiển nhiên
dẫn đến cái chết với mục đích kết thúc sự đau khổ
của một người mang cơn bệnh đến hồi kết thúc không còn
chữa trị được nữa. Ðức Cha lưu ý rằng người ta không
nên lẫn lộn "việc làm cho chết êm dịu" với việc "sử
dụng hợp pháp" những loại
thuốc giảm đau hay diệt đau, cho
dù việc sử dụng nầy có thể dẫn đưa đến cái chết sớm
hơn. Ðức Cha nhắc đến điều khoản thứ IX của Khuyến Cáo
số 1418, được Hội Ðồng Âu Châu chấp
thuận năm 1999. Ðiều khoản nầy dứt khoát loại bỏ việc sử
dụng phương thế "làm cho chết êm dịu" đối với người hấp hối
hay mang bệnh ở giai đoạn chót, với lý do là ước muốn của
người bị bệnh ở giai đoạn chót hay đang hấp hối,
tự nó không kết thành lý do hợp pháp để thi hành
những hành động nhắm mang đến cái chết.
Ðức Cha kết thúc bài giới thiệu của mình với lời xác định rằng trong Sứ Ðiệp Mùa Chay năm 2005, ÐTC Gioan Phaolô II cổ võ cho một đường lối nhân bản để đối xử với con người, với mọi người. Chúng ta hãy hy vọng rằng thái độ tích cực đối với sự sống con người, --- một thái độ không những phù hợp với đức tin công giáo, mà còn phù hợp với dòng tư tưởng nhân bản, --- hy vọng rằng thái độ tích cực nầy cuối cùng sẽ thắng thế trên cám dỗ sử dụng phương pháp "làm cho chết êm dịu".
Quý vị và các bạn thân mến, vừa rồi là vài lời giới thiệu Sứ Ðiệp Mùa Chay năm 2005 của ÐTC Gioan Phaolô II. Trong mục thời sự lần tới, chúng tôi sẽ phát bản dịch tiếng Việt nguyên văn sứ điệp nầy, mong quý vị và các bạn sẽ theo dõi.
(Ðặng Thế Dũng)