Vài phản ứng khắp nơi sau khi
được tin ÐTC Gioan Phaolô II qua đời
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Vài
phản ứng khắp nơi sau khi được tin ÐTC Gioan Phaolô II qua
đời.
Tin
Vatican (Vat 2/04/2005) - Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã qua đời
lúc 9 giờ 37 phút, giờ Roma, tối thứ Bảy mùng 2 tháng 4
năm 2005, tại Phòng Riêng của Ngài trong Ðiện Vatican.
Tức
là lúc 19 giờ 37 phút giờ Quốc Tế, còn trong ngày thứ Bảy
mùng 2 tháng 4 năm 2005. Nhưng nếu tính sang giờ Việt Nam, thì
đã là 2 giờ 37 phút rạng
sáng ngày Chúa Nhật mùng 3 tháng 4 năm 2005. Hưởng thọ 84
tuổi.
Lúc
10 giờ 30 phút sáng Chúa Nhật, mùng 3 tháng 4 năm 2005, Thánh
Lễ Cầu Nguyện cho Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ
được cử hành tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Từ sáng
sớm, đã có hàng trăm ngàn tín hữu tuôn về Quảng Trường
Thánh Phêrô để tham dự thánh lễ cầu nguyện cho ngài. Có
thể nói, những giờ phút cuối cùng của Ðức Gioan Phaolô
II trên trằn gian được bao bọc trong lời cầu nguyện liên tục
của toàn thể giáo hội khắp nơi. Tiến Sĩ Navarro Valls cũng cho
biết là các cộng sự viên gần bên ÐTC đã hiện diện bên
giường bệnh của ÐTC trong những giờ phút cuối cùng và liên
tục dâng lời cầu nguyện cho ngài. Tiến sĩ Navarro Valls cũng
cho biết là
Xác của ÐTC sẽ được đưa xuống Ðền Thờ Thánh Phêrô
vào chiều thứ Hai mùng 4 tháng
Tư năm 2005, để tín hữu kính viếng.
(Trong
giây phút nầy) Tuy chưa có thông tin chính thức về Ngày An Táng
ÐTC, nhưng theo quy định của Tông Hiến Universi Dominici Gregis do chính
ÐTC ban hành năm 1996, về những việc phải làm trong thời gian
trống ngôi, thì Thánh Lễ An Táng Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II sẽ được cử hành vào ngày thứ Tư hoặc thứ Sáu
tuần tới nầy, tức bốn ngày hay sáu ngày, sau
khi Ðức Giáo Hoàng qua đời.
Cũng
chưa có quyết định gì về nơi an táng ÐTC, tại Ðền Thờ Thánh
Phêrô ở Roma, hay tại quê hương BaLan. Về điểm nầy, người
ta chờ đợi việc mở chúc thư của ÐTC, để biết rõ quyết
định của chính ÐTC là như thế nào.
Triều
giáo hoàng của ngài kéo dài từ ngày 16 tháng 10 năm 1978
cho đến ngày mùng 2 tháng 4 năm 2005, tức được 26 năm 3 tháng,
để lại gia tài giáo huấn rất phong phú và đa diện. Ngài là
vị giáo hoàng thi hành thừa tác vụ Phêrô lâu hàng thứ
ba trong lịch sử giáo Hội. Ngài là vị Gíao Hoàng của Thiên
Niên Kỷ. Ngài đến vào cuối thiên niên kỷ thứ hai, và hướng
dẫn giáo hội bước vào ngàn năm thứ ba, với giáo huấn
phong phú và vững chắc cùng với Chúa Giêsu hiện diện trong
Bí Tích Thánh Thể và Mẹ Maria.
Kể
từ giây phút loan báo chính thức ÐTC Gioan Phaolô II qua đời,
Giáo Hội bắt đầu giai đoạn được gọi là "Tống Ngôi"
(hay Trống Tòa). Ðức Hồng Y Nhiếp Chính, đã được chỉ định,
là Ðức Hồng Y Eduardo Martinez
Somalo, sẽ cai quản Giáo Hội
trong giai đoạn nầy. Phát ngôn viên của Tòa Thánh, Tiến Sĩ
Navarro Valls vừa cho biết là Các Vị Hồng Y sẽ Họp Chung Với
Nhau lần đầu tiên sau khi Ðức Gioan Phaolô II qua đời, là vào
sáng Thứ Hai, mùng 4 tháng 4 năm 2005.
Chúng
ta hãy hiệp ý cầu nguyện Xin Thiên Chúa Cho Ngài Về Hưởng
Nhan Thánh Chúa đời đời.
Vài
phản ứng khắp nơi sau khi được tin ÐTC Gioan Phaolô II qua
đời:
-
Thủ Tướng Italia, ông Silvio Berlusconi, khi hay tin ÐTC Gioan Phaolô
II qua đời, đã gởi sứ điệp chia buồn đến Ðức Hồng Y
nhiếp chính Martinez Somalo. Nội dung sứ điệp như sau:
"Chúng
tôi ghi ơn hoạt động không mệt mõi và đau khổ mà ÐTC đã
không ngừng mang lấy chống lại mọi hình thức của sự độc
tài toàn trị, bạo lực, đàn áp và sự xuống dốc luân lý,
nhân danh những giá trị của
Giáo Hội Công Giáo; những giá trị nầy cũng là những giá
trị tột cùng của phẩm giá con người và tình liên đới".
-
Tổng thống Pháp, Ông Jacques Chirac, cho biết ông rất cảm động
khi hay tin ÐTC qua đời và rằng toàn dân Pháp
đau buồn trước sự qua đi nầy.
-
Ông
Jose Manuel Barroso, chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, đã chúc tụng
Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II như là người có công
hiệp nhất Âu Châu, và do đó Ngài xứng đáng với tước
hiệu "Người Cha của Âu Châu Hiệp Nhất". Ông cũng gởi
sứ điệp chia buồn đến dân tộc và
quốc gia BaLan, một quốc gia vừa được gia nhập vào Liên Hiệp
Âu Châu hồi tháng 5 năm 2004.
(còn tiếp)
(Ðặng Thế Dũng)