Bàn về Việc ÐTC Gioan Phaolô II
trao thánh tích của hai Vị Thánh
cho Giáo Hội Chính Thống Costantinopoli
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Bàn
về Việc ÐTC Gioan Phaolô II trao thánh tích của
hai Vị Thánh cho Giáo Hội Chính Thống Costantinopoli.
ÐTC Gioan Phaolô II cùng với Ðức Thượng Phụ Bartolômêô Ðệ Nhất ngồi trước hai Thánh Tích (Xương Thánh) của hai vị Thánh giám mục và tiến sĩ hội thánh, là Thánh Gregori Nazianzênô và Thánh Gioan Kim Khẩu, trong một Nghi Lễ Ðại Kết suy tôn Lời Chúa và tôn kính thánh tích của hai vị thánh, bên trong Ðền Thờ Thánh Phêrô, vào lúc 11 giờ trưa thứ Bảy, 27 tháng 11 năm 2004, theo giờ Roma. |
(Radio
Veritas Asia 27/11/2004) - Quý vị và các bạn thân mến. Vào
lúc 11 giờ trưa thứ Bảy, 27 tháng 11 năm 2004, theo giờ Roma, trong
Ðền Thờ Thánh Phêrô, ÐTC Gioan Phaolô II cùng với Ðức Thượng
Phụ Bartolômêô Ðệ Nhất, Giáo
Chủ đại kết của Giáo Hội Chính Thống Costantinopoli, chủ sự
Nghi Lễ Ðại Kết suy tôn Lời
Chúa và tôn kính thánh tích của hai vị thánh giám mục và
tiến sĩ hội thánh, là Thánh Gregori Nazianzênô và Thánh Gioan
Kim Khẩu. Cũng trong nghi lễ nầy, ÐTC Gioan Phaolô II trao lại cho
Ðức Thượng Bartôlômêô Ðệ Nhất thánh tích của hai vị
thánh nầy. Mục thời sự hôm nay kính mời quý vị và các
bạn theo dõi bài phỏng vấn Ðức Tổng Giám Mục Ignaziô, của
Giáo hội Chính thống Hy lạp, về ý nghĩa của cuộc trao trả
hai thánh tích nầy.
Hỏi
1: Xin Ðức Tổng Giám Mục cho
quý thính giả của đài phát thanh biết rõ hơn về ý
nghĩa của việc trao thánh tích nầy?
Ðáp:
Ðối với chúng tôi, biến cố nói trên có ý nghĩa rất lớn,
bởi vì việc trao những thánh tích nầy cho Giáo hội Chính thống
có nghĩa là bắc một chiếc cầu giữa hai giáo hội anh em, giáo
hội Costantinopoli và giáo hội Roma, giữa Giáo hội Công giáo
và Giáo hội Chính thống. Cử chỉ bác ái và huynh đệ nầy
đi theo những cử chỉ cao cả khác đã ghi dấu thời hậu công
đồng Vaticanô II, với những việc trao trả thánh tích quan trọng
khác, chẳng hạn như việc trao trả thánh tích của Thánh Anrê
cho Giáo Hội Ðông Phương Hy Lạp.
Hỏi 2:
Xin Ðức Tổng Giám Mục cho biết
hai thánh Giám Mục và tiến sĩ hội thánh, là thánh
Gioan Kim Khẩu và thánh Grêgôri Nazianzênô, mang đến sứ điệp
nào cho những người Kitô?
Ðáp:
Thánh Gioan Kim Khẩu là mẫu gương một vị tông đồ
hết sức can đảm trong xã hội. Ngài đã can đảm ngỏ lời
với các vị hoàng đế và đã
dám phê bình những quyền bính của thời ngài;
chính vì thế mà ngài đã chịu cảnh sống bị lưu đày và
cái chết. Ðây là mẫu gương cho chúng ta biết sống tích cực
trong xã hội và sống can đảm. Và thánh Grêgôri Nazianzenô,
như là giáo chủ và là tổng giám mục của Costantinopoli, là
mẫu gương của một tâm hồn hết sức gắn bó với Chúa; ngài
cũng là một con nguời can đãm; khi
bị tố cáo, ngài đã không ngần ngại rời
chức vụ, dù là chức vụ quan trọng vào thời ngài,
để về sống lưu ẩn tại quê hương mình.
Hỏi
3: Xin Ðức tổng giám mục cho biết công cuộc đối thoại
thần học giữa Công giáo và Chính thống giáo, hiện nay ra sao
rồi?
Chiều ngày thứ Bảy 27/11/2004, bên trong Nhà Thờ Chính Tòa Istanbul, các tín hữu Chính Thống Giáo chiêm ngắm và hôn kính Thánh Tích (Xương Thánh) của hai vị Thánh giám mục và tiến sĩ hội thánh, là Thánh Gregori Nazianzênô và Thánh Gioan Kim Khẩu, sau khi được Ðức Thượng Phụ Bartolômêô Ðệ Nhất mang về từ Vatican. |
Ðáp:
Cần phải sống thành thực. Công cuộc đối thoại thần
học nầy đã trải qua những giây phút hết sức đáng chú ý.
Ðã có những thảo luận về rất nhiều việc. Chắc chắn có
vấn đề cần phải vượt qua là vấn đề của những Cộng đồng
Giáo hội Chính thống đã từ bỏ Chính thống giáo để hiệp
nhất với Roma; vấn đề nầy cần phải vượt qua, và người
ta đã quyết định rằng cuộc đối thoại đại kết, cũng như
đối thoại thần học, sẽ bắt đầu lại sau việc trao trả những
thánh tích nổi tiếng nầy cho Ðức Giáo Chủ Ðại Kết và sau
lễ thánh tông đồ Anrê. Theo những gì tôi biết, nếu tôi
không lầm, thì người ta sẽ công
bố việc mở lại việc đối thoại thần học. Những thảo luận
sẽ bắt đầu bàn về Thừa Tác
Vụ Phêrô, sau đó sẽ bàn đến những vấn đề khác nữa.
Hỏi 4:
Thưa Ðức Tổng Giám Mục, người ta còn có thể làm
thêm gì khác nữa hay không?
Ðáp:
Tôi tin rằng những vị lãnh đạo tôn giáo của chúng ta, những
giáo sĩ, những vị bề trên của chúng ta trong giáo hội, tất
cả chưa cùng vào ngồi quanh một bàn để thảo luận về diễn
tiến mau mắn xích lại gần nhau giữa các Giáo Hội. Theo tôi,
những việc lớn, nổi tiếng, đã
được thực hiện rồi; người
ta đã chụp hình chung với nhau , và đã trao đổi những quà
tặng xong rồi. Giờ đây cần có can đảm và cần tinh thần đại
kết có chiều sâu thiêng liêng hơn; đây là tinh thần đại
kết từ căn bản. Giờ đây
cần phải trao đổi đối thoại với nhau trên bình diện
dân chúng, giữa các linh mục, giữa các cộng đồng giáo xứ.
Cần trở nên những bạn thân với nhau, nói chuyện trao đổi
với nhau như những người bạn, chớ không phải như những
nhà ngoại giao, nhưng như những anh chị em với nhau.
Hỏi 5: Ðức Tổng giám mục nghĩ về sự hiệp nhất trong tương
lai sẽ như thế nào?
Ðáp: Tôi có thể nói rằng sự hiệp nhất trong tương lai cần phải được như là điều mà tất cả những thần học gia và những sử gia của Giáo hội Chính thống chúng tôi thường nói đến, --- và tôi nghĩ là những thần học gia nổi tiếng của Tây Phương, của Giáo hội Công giáo, như Ðức Hồng Y Ratzinger cũng nói đến điều nầy --- đó là sự hiệp nhất theo như những kiểu mẫu lịch sử của ngàn năm thứ nhất của kỷ nguyên kitô.
(Ðặng Thế Dũng)