Ðại Hội Thế Giới lần thứ hai
về Ðời Tận Hiến, tại Roma
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Ðại
Hội Thế Giới lần thứ hai về
Ðời Tận Hiến tại Roma.
Tin
Vatican (VIS 23/11/2004) - Từ ngày thứ Ba 23
cho đến thứ bảy 27 tháng 11 năm 2004, Ðại Hội Thế Giới
lần thứ hai về Ðời Tận Hiến đã được tổ chức
tại Roma, theo chủ đề: "Say mê Chúa Kitô, Say mê con người".
Ðây là lần đầu tiên hai Liên Hiệp Các Bề Trên Tổng Quyền,
hợp nhau lại để tổ chức Ðại Hội Thế Giới lần thứ hai
về Ðời Tận Hiến. Hai liên hiệp đó là: Liên Hiệp các Bề
Trên Cả (Nam), và Liên Hiệp Quốc
Tế các Nữ Bề Trên Tổng Quyền.
Ðại
Hội quy tụ 900 tu sĩ, đến từ 130 quốc gia trên thế giới, và
đại diện cho một triệu người sống đời tận hiến trên thế
giới. Ngoài ra còn có những nhà thần học,
các giám mục và những vị đại diện cho các cộng đoàn
kitô không công giáo, và cả đại diện của những tôn giáo
khác, tham dự Ðại Hội Thế Giới lần
thứ hai về Ðời Tận Hiến.
Trong
thời gian Ðại Hội, các tham dự viên sẽ suy tư về Ðời Tận
Hiến, kể từ Ðại Hội Thế Giới lần thứ nhất
vào năm 1993 cho đến nay, dựa trên những văn kiện như Tông Huấn về Ðời Tận Hiến, đúc kết những
đề nghị của Thượng Hội Ðồng Giám Mục về Ðời Tu năm
1994, và hai tông thư của Ðức Thánh Cha, một vào năm 1994, có
tựa đề là "Ngàn năm thứ ba sắp đến" (Tertio millennio
adveniente) nói về công cuộc chuẩn bị
cho ngàn năm mới, và tông thư được công bố vào năm
2001, có tựa đề là "Bước vào Ngàn Năm Mới", (Novo
millennio ineunte) đúc kết thành quả của
Ðại Năm Thánh 2000 vừa đồng thời đề ra chương trình
cho tương lai vào khởi đầu ngàn năm mới.
Trong
một tuần lễ Ðại Hội, từ ngày 23 đến 27 tháng 11 năm 2004,
những bài tường trình và những thảo luận trong nhóm
được chia theo đại lục, đều nhắm đến mục tiêu phân tích
những thách thức mà đời tận hiến gặp phải vào khởi đầu
ngàn năm thứ ba. Ðại Hội Thế Giới lần thứ hai về Ðời
Tận Hiến còn được soi sáng bởi hai hình ảnh Phúc Âm nói
lên ý nghĩa và mục tiêu của đời tận hiến; một là hình
ảnh người phụ nữ Samari
xin Chúa Giêsu ban cho nước hằng sống; và hình ảnh thứ
hai là người Samari nhân lành chăm sóc cho những kẻ đau khổ.
Theo những tài liệu đã được dọn sẵn để thảo luận trong Ðại Hội Thế Giới, những tu sĩ nam nữ cố gắng tìm câu trả lời cho những vấn đề sau đây:
- hiện tượng toàn cầu hóa,
- hiện tượng di dân và sống lưu động,
- nền văn hóa sự chết,
- phong trào ủng hộ sự sống con người,
- sự đa diện và con đường dẫn đến đối thoại,
- quan niệm trần tục về cuộc sống,
- tâm thức hậu hiện đại và ảnh hưởng của nó trong xã hội,
- công cuộc đối thoại liên tôn và đại kết,
- hiện tượng thiếu ơn kêu gọi,
- vấn đề công bằng và hòa bình,
- việc hội nhập văn hóa,
- việc xử dụng những hình thức nghệ thuật trong sứ mạng của đời tận hiến,
- những phương tiện truyền thông xã hội và việc thông truyền các giá trị, tình liên đới và tiếng nói tiên tri,
- đời độc thân và những tương quan nhân bản,
- tương quan với giáo dân,
- lãnh đạo và quyền bính,
-
chiều
kích giáo hội của đời tận hiến.
Ngay
từ ngày đầu tiên của Ðại Hội, tức thứ Ba 23 tháng 11
năm 2004, Nữ Tu Victoria de Castejon, tổng thư ký của Liên Hiệp
Các Nữ Bề Trên Tổng Quyền, đã xác nhận cho giới báo chí
biết rằng: "Một Ðại Hội Nghị Thế Giới
với đông đảo tham dự viên như vậy không thể nào
đưa ra một giải pháp cho tất cả mọi vấn đề được đặt
ra; tuy nhiên, Ðại Hội chắc chắn có thể chỉ ra cho mọi người
một con đường tiến đến tương lai."
Sang ngày thứ hai của Ðại Hội, tức thứ tư 24 tháng 11 năm 2004, Ðức Tổng Giám Mục Franc Rodé, đã lên tiếng yêu cầu các tham dự viên đừng để mình rơi vào "nguy hiểm không biết trả lời cho những thách thức của thời đại", và hãy cũng cố "ý thức giáo hội" của dòng tu mình. Ðức Tổng Giám Mục, Tổng trưởng Bộ Dòng T u và Tu Hội Tông đồ, đã xin các tu sĩ nam nữ hãy "đi tìm ý nghĩa cuộc sống của họ trong cộng đoàn và trong hoạt dộng tông đồ của cộng đoàn tu trì của mình." Theo Ðức Tổng Giám Mục, cuộc canh tân các cộng đoàn đời tận tận hiến không phải là việc thuần túy trở về với lúc khởi đầu, nhưng là canh tân sự sốt mến của lúc khởi đầu, để "tái chiếm hữu" ơn "đoàn sũng nguyên thủy" của dòng tu mình. Ðức Tổng giám mục cũng đã gợi ý rằng đời tận hiến ngày nay cần được xây dựng trên Bí Tích Thánh Thể, và cần quan tâm nhiều trong lãnh vực huấn luyện".
(Ðặng Thế Dũng)