Phỏng Vấn Giáo Sư Rudolf Lill
nhân dịp kỷ niệm
15 năm Bức Tường Berlin bị phá đổ
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Phỏng
Vấn Giáo Sư Rudolf Lill nhân dịp kỷ niệm 15 năm Bức Tường
Berlin bị phá đổ.
(Radio
Veritas Asia 10/11/2004) - "Kể từ chiều nay, ranh giới được mở
ra!" Quý vị và các bạn thân mến, đó là "những lời lịch
sử" mà Ông Gunter Schabowsky, lãnh
tụ đảng cộng sản tại thành phố Berlin, đã nói lên ngày
mùng 9 tháng 11 năm 1989, cách đây 15 năm, để chính thức
loan báo biến cố lịch sử rằng Bức Tường phân chia Berlin
không còn nữa.
Nhân kỷ niệm 15 năm Bức tường Berlin bị phá đổ (9/11/1989-9/11/2004), vào ngày Chúa Nhật 7/11/2004, 1,065 cây Thánh Giá đã được cắm tại Bức Tường Kỷ Niệm ở Berlin để tưởng nhớ những người đã qua đời trong lúc tìm cách vượt qua bức tường Berlin ngăn cách Ðông và Tây Ðức. |
"Biến
cố lịch sử" nầy ngoài việc mang đến sự thống nhất đất
nước Ðức, đã thay đổi bộ mặt của Âu Châu và thay đổi
cán cân quân bình các lực lượng trên thế giới. Giờ đây,
15 năm sau, các quan sát viên về tình hình chính trị tại Âu
Châu còn nhắc đến những trì
trệ và những vấn đề trầm trọng trong tiến trình khó khăn
hòa nhập hai miền Ðông Tây của nước Ðức lại với nhau.
Những tiên đoán có tính cách
lạc quan về những giai đoạn hội nhập Ðông và Tây Ðức,
đã không xảy ra; và hiện vẫn còn những chia rẽ trên bình
diện kinh tế và xã hội trong một nước Ðức đã được
thống nhất. Nhìn về biến cố Bức Tường Berlin bị phá đổ
cách đây 15 năm, nhiều người vẫn còn thắc mắc không biết
tại sao chế độ cộng sản Ðông Ðức đã không dùng sức
mạnh để dẹp tan cuộc nội loạn của dân chúng, và tại sao
đã không ngăn chận để Bức Tường Berlin không bị phá bỏ.
Mục thời sự hôm nay kính mời quý vị và các bạn theo dõi
cuộc phỏng vấn giáo sư Rudolf Lill, giáo sư môn lịch sử cận
đại và hiện đại, tại Ðại Học Bonn, bên Ðức, để biết
thêm câu trả lời cho những thắc mắc vừa được đặt ra
trên đây.
Hỏi
1: Thưa Giáo Sư, tại Âu Châu
cách đây hơn 15 năm, có rất ít người tin vào khả thể Bức
Tường Berlin có thể bị phá bỏ. Giáo Sư nghĩ thế nào về sự
việc đã xảy ra?
Ðáp:
Ngày 9 tháng 11 là một ngày đặc biệt ý nghĩa, không những
đối với lịch sử đất nước Ðức, mà còn cho cả lịch sử
của Âu Châu nữa. Việc phá bỏ Bức Tường Berlin đã mở
ra một tiến trình dẫn đến sự thống nhất nước Ðức vào
không đầy một năm sau đó. Ðúng vậy, cách đây hơn 15 năm,
tức vào đầu thập niên 80, --- trước khi bức tường bị sụp
đổ vào năm 1989 --- thì không có bao nhiêu người tin vào khả
thể Bức Tường Berlin sẽ bị phá bỏ đi. Tuy nhiên, cần nhắc
lại rằng, trong những thập niên tiếp liền sau thế chiến thứ
II, thì có nhiều người Ðức đã hy vọng rằng sớm muộn gì
đất nước Ðức sẽ được thống nhất lại. Nhưng rồi sau đó,
khi các khối quốc gia --- tư bản
và cộng sản --- đã được ổn định đâu ra đấy, thì niềm
hy vọng thống nhất nước Ðức, đã tiêu tan, không còn nữa;
Nhất là nhóm những ai thuộc phe Tả của Âu Châu thì không
còn hy vọng gì nữa, hay ít ra không nói gì đến việc thống
nhất nước Ðức nữa.
Hỏi
2: Thưa giáo sư, khi phát sinh
phong trào quần chúng dẫn đến việc phá đổ Bức Tường
Berlin, --- chẳng hạn như lúc đó tại thành phố
Lipsia các sinh viên đã bắt đầu "cuộc ngồi lì" để
phản đối, --- thì có dư luận lo sợ có thể xảy ra một cuộc
đàn áp giống như cuộc đàn áp đẩm máu đã xảy ra tại
Thiên An Môn bên Trung Quốc. Thế nhưng, không có đàn áp nào
xảy ra cả. Giáo Sư có thể cho biết lý do tại sao hay không?
Ðáp:
Theo ý tôi, đã không xảy ra cuộc đàn áp nào lúc đó cả,
là bởi vì chế độ cộng sản tại Ðông Ðức lúc đó đã
bị suy sụp từ bên trong nội bộ của nó rồi. Chế độ cộng
sản tại Ðông Ðức lúc đó không còn uy tín để cai trị dân
chúng được nữa. Những vị lãnh đạo cộng sản Ðông Ðức
đã tưởng là có thể kéo dài chế độ cai trị. Họ đã
chuẩn bị một kế hoạch đàn áp dân chúng, nhưng rồi họ không
thể thực hiện kế hoạch được nữa, bởi vì tình hình đã
biến chuyển tận gốc rễ và thật nhanh, trên bình diện Âu châu
cũng như trên bình diện nội bộ Nhà Nước Ðông Ðức. Dân
chúng đã bắt đầu vùng dậy và Nhà Nước Cộng Sản Ðông
Ðức không còn giữ được tính cách hợp pháp nữa, và
cũng không còn khả thể thi hành đường lối chính trị và
kinh tế theo ý mình được nữa. Vã lại, chính đường lối
chính trị và kinh tế đó đã đưa Nhà Nước Ðông Ðức đến
chỗ bị sụp đổ. Cả đến hôm nay, 15 năm sau, người ta vẫn
còn thấy những hậu quả của sự suy sụp nầy.
Hỏi
3: Thưa Giáo Sư, đâu là những cảm xúc cả người dân
Ðức vào ngày mà Bức Tường Berlin bị sụp đổ?
Ðáp: Tôi đã nhìn Bức Tường Berlin như là "biểu tượng" của bạo lực và của sự xấu hổ. Vì thế tôi cảm thấy hết sức được thỏa mãn, vì được sống cho đến ngày nhìn thấy Bức Tường Berlin bị phá bỏ.
(Ðặng Thế Dũng)