Tòa Thánh Vatican
được Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc
Nhìn Nhận vai trò tham dự trọn vẹn
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Tòa
Thánh Vatican được Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc Nhìn Nhận vai
trò tham dự trọn vẹn.
Tin
Roma (2/07/2004) - Hôm thứ Năm mùng 1 tháng 7 năm 2004, Ðại Hội
Ðồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu đồng thanh nhìn nhận vai
trò tham dự tích cực hơn, trọn vẹn hơn, của Tòa Thánh
Vatican, trong Ðại Hội Ðồng.
Tuy
Tòa Thánh vẫn giữ quy chế "Quan Sát Viên Thường Trực"
tại Liên Hiệp Quốc, nhưng từ nay, Tòa Thánh
được quyền lên tiếng và
phổ biến những tài liệu của mình cho các thành viên trong Ðại
Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc, cách trực tiếp, mà không qua
trung gian hay phải xin phép trước vị Chủ
Tịch của Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc.
Trước
đây, Tòa Thánh đã là "Quan Sát Viên Thường Trực" tại
Liên Hiệp Quốc, nhưng để phát biểu lập trường
và lưu hành những Văn Kiện hay tài liệu cho các thành
viên của Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc, thì Vị Ðại Diện
Tòa Thánh phải "xin phép" vị Chủ Tịch Ðại Hội Ðồng Liên
Hiệp Quốc.
Nghị
Quyết của Ðại Hội Ðồng Liên
Hiệp Quốc hôm thứ Năm, mùng 1 tháng 7 năm 2004, là một bước
tiến tích cực cũng cố vai trò của Tòa Thánh tại Liên Hiệp
Quốc, chống lại một vài thành viên
Liên Hiệp Quốc, trước đây, vì lý do ý thức hệ, đã
muốn loại hoàn toàn Tòa Thánh ra khỏi Liên Hiệp Quốc, kể
cả vai trò "quan sát viên".
Tòa
Thánh Vatican đã tham dự vào tổ chức Liên Hiệp
Quốc từ 40 năm qua, và
Ðức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực
của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã lên tiếng cám ơn
toàn thể Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc vì nghị quyết ủng
hộ nói trên. Ðức Tổng Giám Mục Migliore đã phát biểu thêm
như sau: "Chúng ta dấn thân phục vụ cho những mục tiêu giống
nhau như bảo vệ những quyền căn bản của con người, bảo vệ
phẩm vị và giá trị của sự sống con người, cổ võ công ích.
Ðể hoàn thành những mục tiêu trên, chúng ta cần một Cộng
Ðồng Quốc Tế có tổ chức chặt chẽ, được thiết lập vững
chắc trên Luật Pháp, một luật pháp phát sinh từ đặc tính
phổ quát của bản tính con người, chớ không
phải từ "ước muốn hay
thay đổi" hay từ sự "mánh
mung" của con người.
Tòa Thánh không có quy chế, và cũng không muốn là "thành viên thường trực" của Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc, vì Tòa Thánh không muốn dấn thân vào những vấn đề chính trị, quân sự và kinh tế như những thành viên khác. Tòa Thánh chỉ muốn được quyền tham dự trọn vẹn vào những thảo luận tại đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, với quyền phát biểu ý kiến và lưu hành cho các thành viên khác những tài liệu có liên quan. Tòa Thánh cũng không cần quyền bỏ phiếu trong Ðại Hội Ðồng. Và như thế, quy chế "Quan Sát Viên Thường Trực" là đã đủ cho Tòa Thánh thi hành sứ mạng tinh thần của mình cách hữu hiệu, trong cộng đồng các dân tộc.
(Ðặng Thế Dũng)