Vài nét về cuộc gặp gỡ
giữa ÐTC Gioan Phaolô II
và Tổng Thống Hoa Kỳ tại Vatican
hôm thứ Sáu mùng 4 tháng 6 năm 2004
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Vài
nét về cuộc gặp gỡ giữa ÐTC
Gioan Phaolô II và Tổng Thống Hoa
Kỳ tại Vatican, hôm thứ Sáu mùng
4 tháng 6 năm 2004.
(Radio Veritas Asia 5/06/2004) - Quý vị
và các bạn thân mến, Thứ
Sáu mùng 4 tháng 6
năm 2004, có thể được xem như là
"Ngày của Hoa Kỳ" tại Vatican, bởi vì trong cùng một
ngày nầy, ÐTC Gioan Phaolô II đã tiếp trước hết nhóm các
giám mục Hoa Kỳ về Roma viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô
và Phaolô, rồi sau đó lúc 12
giờ trưa, ÐTC tiếp Tổng Thống Hoa Kỳ, Ông George W. Bush, cùng
với phu nhân và đoàn tùy tùng.
Trong
bài diễn văn đọc trong dịp nầy, ÐTC đã kêu gọi hãy nhanh
chóng bình thường hóa tình hình Iraq dưới sự giám sát quốc
tế. Một cách nhẹ nhàng, ÐTC lặp lại lặp trường của Tòa
Thánh về Hòa Bình tại Thánh Ðịa và tại Iraq. Ngài kêu gọi
hãy mau trả lại chủ quyền Iraq cho người Iraq. Tổng thống Hoa
Kỳ nhân dịp nầy đã trao tặng ÐTC Huy Chương Tự Do của Tổng
Thống, là huân chương cao nhất của Hoa Kỳ trên bình diện dân
sự. Sau đây mời quý vị và các bạn theo dõi nguyên văn bài
diễn văn của ÐTC được trong dịp
tiếp kiến Tổng Thống Hoa Kỳ.
Mở
đầu, ÐTC đã nói lên những lời
chào chúc và nhắc lại vắn tắt
lịch sử liên lạc ngoại
giao giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh Vatican. ÐTC đã nói như sau:
Thưa
ngài tổng thống,
Tôi
xin chào ngài và phu nhân và toàn
phái đoàn cùng đi với ngài. Tôi cũng muốn gởi lời chào
thân tình đến toàn thể dân chúng Hoa Kỳ mà ngài đại diện
cho. Tôi cám ơn ngài, vì đã muốn gặp tôi lần nữa, mặc
cho những khó khăn do bởi việc ngài bận nhiều
công việc trong thời gian viếng thăm nầy tại Âu Châu
và Italia, và do bởi chính chuyến đi của tôi vào ngày thứ
Bảy mùng 5 tháng 6 năm 2004, để gặp gỡ với giới trẻ tại
Thụy Sĩ.
Ngài
đến thăm Italia để kỷ niệm giáp 60 năm biến cố
giải phóng thành Roma và để tưởng niệm nhiều người
lính Hoa Kỳ, đã hy sinh mạng sống mình cho đất nước và cho sự
tự do của nhiều dân tộc tại Âu Châu. Tôi hiệp ý với
ngài để nhớ lại hy sinh của những con người can đảm đã
chịu chết, và để cầu xin Thiên Chúa sao cho những lỗi lầm
của quá khứ, --- những lỗi lầm đã khơi dậy những thảm kịch
đáng ghê sợ, --- không bao giờ được lặp lại lần nữa.
Ngày hôm nay, tôi đây cũng vậy, tôi cảm động nhớ lại
nhiều người lính Balan đã hy sinh chết đi cho sự tự do của
Âu Châu.
Hôm
nay, tâm tư chúng ta cũng hướng đến khoảng thời gian 20 năm,
trong đó Tòa Thánh và Hoa Kỳ, được hưởng những liên lạc
ngoại giao chính thức, được thiết lập vào năm 1984, dưới
thời tổng thống Reagan. Những tương quan nầy đã cổ võ cho sự
hiểu biết lẫn nhau về những vấn đề liên quan đến cả hai
bên, và nói lên sự cộng tác
thiết thực trong nhiều lãnh vực. Tôi xin gởi lời chào trân
trọng đến cựu Tổng Thống Reagan và phu nhân; bà đang hết sức
chăm sóc cho phu quân mình trong cơn bệnh. Tôi cũng muốn nói
lên niềm kính trọng đối với tất cả những vị đại diện
của Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, vừa đồng thời nói lên sự
quý trọng của tôi đối với khả năng, cảm thức và
sự dấn thân của các vị để phát triển những tương quan giữa
Tòa Thánh và Hoa Kỳ.
Thưa
ngài tổng thống, chuyến viếng thăm của ngài tại Roma diễn ra
vào lúc có mối quan tâm lớn đối với tình hình đang tiếp
diễn về sự bất ổn trầm trọng tại vùng Trung Ðông, tại
Iraq cũng như tại Thánh Ðịa. Ngài biết rõ lập trường rõ
ràng của Tòa Thánh về vấn đề nầy, lập trường đã
được nói lên trong nhiều văn
kiện, qua những tiếp xúc trực
tiếp cũng như gián tiếp, và trong nhiều cố gắng ngọai giao đã
được thực hiện kể từ lần ngài
đến thăm tôi, lần thứ nhất tại Castelgandolfô
ngày 23 tháng 7 năm 2001, và kế
đó lần thứ hai, tại Ðiện Tông Tòa Vatican nầy vào ngày 28
tháng 5 năm 2002.
Ước
mong rõ ràng của mọi người là ước chi tình trạng
nầy giờ đây được bình thường hóa càng sớm hết
sức có thể, với sự cộng tác tích cực của cộng đồng
quốc tế và, một cách đặc biệt, của Liên Hiệp Quốc, ngõ
hầu bảo đảm mau trả lại chủ quyền của Iraq, trong những điều
kiện có an ninh cho tất cả mọi người dân Iraq. Việc bổ nhiệm
mới đây vị Nguyên Thủ Quốc Gia tại Iraq và việc thành lập
chính phủ lâm thời tại Iraq, là bước tiến đầy khích lệ
để đạt đến mục tiêu vừa nói trên. Ước chi niềm hy vọng
tương tự cho Hòa Bình cũng được thấp lên tại Thánh Ðịa
và dẫn đưa đến những cuộc thương thuyết mới, được hướng
dẫn bởi sự dấn thân thành thật và đầy quyết tâm để
đối thoại giữa chính quyền Israel và Thẩm Quyền
Palestine.
Mối
hăm dọa của nạn khủng bố quốc tế vẫn còn là mối quan tâm
liên lỉ. Nó có ảnh hưởng nghiêm trọng trên những tương
quan hòa bình và bình thường giữa các quốc gia và các dân
nước, kể từ ngày bi thảm 11 tháng 9 năm 2001, ngày mà tôi
đã không ngần ngại gọi là "ngày đen tối trong lịch sử của
nhân loại". Trong vài tuần qua, những biến cố đáng trách
khác nữa đã được phơi bày ra ánh sáng; những biến cố
nầy đã gây xáo trộn nơi ý thức dân sự và tôn giáo của
tất cả mọi người, và làm cho khó khăn hơn sự nhất quyết
và an tâm dấn thân theo đuổi những giá trị nhân bản
chung: nếu thiếu đi sự dấn thân nầy, thì người ta không thể
nào thắng vượt được chiến tranh và nạn khủng bố. Nguyện
xin Thiên Chúa ban sức mạnh và sự thành công cho tất cả những
ai không ngừng hy vọng và làm
việc, để phục vụ cho sự thông
cảm nhau giữa các dân nước, trong sự tôn trọng nền an ninh
và những quyền lợi của tất cả các quốc gia, cũng như của
từng con người nam nữ.
Thưa
ngài tổng thống, tôi xin dùng dịp nầy để nhìn nhận sự dấn
thân to lớn của Chính Phủ của ngài
và của nhiều tổ chức
nhân đạo Hoa Kỳ, nhất là của những tổ chức dựa theo nguồn
hứng khởi công giáo, để thắng vượt những hoàn cảnh sống
càng ngày càng không thể chấp nhận được, tại nhiều quốc
gia Phi Châu, nơi mà người ta không còn có thể làm ngơ trước
những đau khổ phát sinh từ
những xung đột huynh đệ tương tàn, từ những tai ương
bệnh tật và sự nghèo cùng hạ thấp nhân phẩm.
Tôi
luôn theo dõi và đánh giá cao sự dấn thân của ngài để
cổ võ những giá trị luân lý trong xã hội Hoa Kỳ, nhất là
đối với việc tôn trọng sự sống
con người và gia đình.
Chắc
rằng một sự thông hiểu trọn vẹn hơn và sâu xa hơn giữa
Hoa Kỳ và Âu Châu, sẽ có vai trò quyết định trong việc giải
quyết những vấn đề trầm trọng mà tôi đã nêu ra trên đây,
cũng như những vấn đề khác nữa mà nhân loại ngày nay đang
phải đương đầu.
Thưa
ngài tổng thống, ước chi chuyến viếng thăm của ngài
mang đến sức thôi thúc mới và mạnh mẽ cho sự cộng tác vừa nói.
Thưa
ngài tổng thống, trong khi ngài
thi hành sứ mạng cao cả để phục vụ cho đất nước Hoa Kỳ
và cho nền hòa bình thế giới, tôi bảo đảm cầu nguyện cho
ngài và chân thành xin Thiên Chúa ban xuống trên ngài những
ơn lành của sự khôn ngoan, sức mạnh và hòa bình. Nguyện
xin Thiên Chúa ban xuống hòa bình và tự do cho toàn thể nhân
loại!
Quý vị và
các bạn thân mến,
Vừa rồi là bài diễn văn của ÐTC Gioan Phaolô II trong cuộc tiếp kiến Tổng Thống Hoa Kỳ và đoàn tùy tùng tại Vatican, trưa hôm thứ Sáu, mùng 4 tháng 6 năm 2004. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn.
(Ðặng Thế Dũng)