Nhận định về
cuộc xung đột đẩm máu tại Nigeria
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Nhận
định về cuộc xung đột đẩm máu tại Nigeria.
Radio
Veritas Asia 2/06/2004
- [viết theo Time 23/05/2004] - Mới đây, tại thành phố
Yelwa thuộc vùng cao nguyên Nigeria, một số dân quân hồi giáo
đã tấn công và giết hại một số tín hữu kitô. Những người
tín hữu kitô đã trả đũa và
sát hại hằng trăm người hồi giáo. Chính phủ đã ban hành
lệnh khẩn trương trên toàn vùng cao nguyên. Cuộc xung đột đẫm
máu mang màu sắc tôn giáo. Nhưng trong thực tế, những nguyên
nhân dẫn đến cuộc xung đột lại phức tạp hơn nhiều.
Theo
tạp chí Time trong số báo điện tử ra ngày 23/05/2004, đuờng
phân ranh giữa miền Bắc Hồi giáo và miền Nam kitô giáo
tại Nigeria chạy xuyên qua bang Cao nguyên. Nhưng ranh giới
lại rất khó phân định. Lý do đơn giản là dân chúng của
một thành phố có thể thuộc về nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng
lại làm việc sát cánh bên nhau,gặp nhau trong cùng một sân
thể thao và ngay cả cưới hỏi lẫn nhau. Nhưng cứ vài năm một
lần, đường ranh lại trở nên rõ ràng hơn. Do nghèo đói và
thất nghiệp và đôi khi bị các chính trị gia lèo lái, những
thành phần cực đoan từ cả hồi giáo lẫn kitô giáo lại
lao mình vào những cuộc chém giết vô bổ. Vùng Cao nguyên, nơi
những người chăn nuôi ở phía Bắc và các nông dân ở
phía nam tranh nhau kiểm soát những cánh đồng phì nhiêu của vòng
đai trung phần Nigeria, là một vùng dầu sôi lửa bỏng.
Cuộc
xung đột đã bùng nổ lại hồi tháng Hai năm 2004. Tại thành
phố Yelwa, với 10,000 cư dân đa số theo hồi giáo, sau cuộc
tranh chấp về đất đai và súc vật kéo dài hàng tháng trời,
một nhóm dân quân Hồi giáo đã sát hại 48 tín hữu kitô.
Cách
đây ba tuần, các tín hữu kitô đã nổi lên trả thù.
Ðược
hai xe jeep có võ trang súng máy yểm trợ, những người dân
quân kitô giáo đã phá huỷ toàn bộ dinh thự nhà ở và
giết khoảng 630 người hồi giáo.
Trước
cuộc bạo động đang lan rộng ra các bang khác, tổng thống
Olusegun Obasangjo đã tuyên bố tình trạng khẩn trương tại bang
Cao Nguyên, ngưng chức thống đốc bang và bổ nhiệm một
tướng
hồi hưu thay thế. Ðược Quốc hội thông qua, biện pháp này
nhằm chận đứng làn sóng bạo động có thể dẫn đến diệt
chủng.
Tuy
nhiên tình trạng khẩn trương xem ra không thể hàn gắn được những
rạn nứt bên trong Nigeria. Với 130 triệu dân số, Nigeria
được
xem là quốc gia có đông dân số nhứt tại Phi Châu.Dân số
này đuợc chia hai thành hai khối hồi giáo và kitô giáo ngang
ngữa nhau. Bên trong hai khối tôn giáo này lại có đến 250 bộ
lạc khác nhau.Trong quá khứ, những căng thẳng về sắc tộc
và tôn giáo đều đuọc dẹp bỏ bởi chính quyền quân phiệt
vốn cai trị đất nuớc trong 29 năm liền kể từ khi đuọc độc
lập. Nhưng kể từ năm 1999, khi nền dân chủ trở lại với
đất nuớc, thì những nguời Nigeria lại đuợc tự do hơn để
trút hết những ẩn ức của họ. Hơn 10.000 nguời hồi giáo
đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ mà nguyên nhân có
khi chẳng là gì: từ những cuộc phản đối chống lại những
cuộc dội bom của Hoa kỳ xuống
Afghanistan cho đến việc tẩy chay việc tổ chức tuyển lựa Hoa
Hậu Thế Giới tại thủ đô Abuja.
Nhiều
người Nigeria khẳng định rằng lý lo đích thực của cuộc xung
đột không phải là sự chia rẽ chủng tộc hay tôn giáo, bởi
vì trong bao thế kỷ, người Nigeria đã có thể chung sống hoà bình
với nhau, mà chính là tình trạng kinh tế yếu kém và trục lợi
chính trị.
Mặc
dù mỗi ngày Nigeria sản xuất
được 2 triệu 4 thùng dầu thô, phần lớn dân chúng vẫn sống
trong nghèo đói. Tổng sản lượng quốc gia hằng năm tính theo
đầu người chỉ có khoảng 290 mỹ kim. Phần lớn tiền bán dầu
rơi vào túi các chính trị gia quyền thế. Và để có thể bám
vào quyền thế, các chính trị gia lại lèo lái và khai thác những
dị biệt về tôn giáo và sắc tộc. Ở trọng tâm của mạng
lưới quyền lực dĩ nhiên chính là chính phủ trung uơng ở
Abuja.
Người
dân Nigeria đã từng kêu gọi mở cuộc tranh luận toàn quốc
về cách thế đất nước của họ đang được cai trị. Nhiều
người muốn thấy các bang được tự trị nhiều hơn và việc
phân phối dầu thô cũng được công bằng hơn.
Tổng
thống Obasanjo, vốn là một tướng lãnh hồi hưu và là một tín
hữu tin lành người miền Nam, đã tái cử trong nhiệm kỳ thứ
hai hồi năm ngoái. Theo một người ngoại giao Tây Phương, ông
Obansanjo không chấp thuận cho tổ chức một diễn đàn tự do
như thế.
Ngày 15/05/2004, nhiều người đã tham dự một cuộc biểu tình tại thành phố Lagos để phản đối chiều hướng độc tài của chính phủ Obasanjo. Văn sĩ Wole Soyinka, người giải thưởng Nobel Văn Chương và là một trong những người đã tổ chức cuộc biểu tình, nói như sau: "Nếu không có đối thoại thì chỉ còn là độc thoại".
(Chu Văn)