Báo cáo của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế
về tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Báo cáo của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế về tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc.
Radio
Veritas Asia 2/06/2004 - [viết theo AFP 26/05/2004] - Trong bản báo cáo thường niên
về tình trạng nhân quyền tại Á Châu Thái Bình Duơng, Tổ Chức
Án Xá quốc tế có trụ sở tại London, Anh quốc nói rằng thành
tích nhân quyền của Trung Quốc có đôi chút tiến bộ trong năm
2003, nhưng lại trở nên xấu hơn trong cách đối xử với
các sắc tộc thiểu số.
Theo
Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, nhóm sắc tộc thiểu số Uighur theo
hồi giáo ở miền Tây Bắc Trung Quốc ngày càng phải chịu
nhiều giới hạn hơn và quyền của nguời dân Tây Tạng cũng
bị hạn chế hơn.
Bản
cáo cáo của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế viết như sau: "Tuy
có một vài bước tích cực, nhưng vẫn chưa thấy có nỗ lực
nào nhằm đưa vào những cải tổ về cơ cấu và luật pháp cơ
bản cần thiết để chấm dứt những cuộc vi phạm nhân quyền
nghiêm trọng".
"Hằng trăm ngàn
người vẫn tiếp tục bị bắt giữ hay giam tù
khi quyền tự do phát biểu và hội họp của họ của vi phạm.
Nhiều người có nguy cơ bị tra tấn hay đối xử tàn tệ".
Tiếp
theo cuộc chiến chống khủng bố, vùng Xinjiang, vốn có đa số
theo hồi giáo, đã bị đàn áp một cách dã man. Cuộc đàn áp
lại càng mãnh liệt hơn trong chiến dịch bố ráp kéo dài 100
ngày bắt đầu từ tháng 10 năm 2003.
Theo
Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, những hạn chế về các quyền văn
hoá và tôn giáo ngày càng gia tăng đối với cộng đồng hồi
giáo Uighur tại tỉnh Xinjiang. Tại đây hàng ngàn người bị bắt
giữ hay bị giam tù vì tội gọi là
"ly khai" hay "hoạt động khủng bố".
Tại
Tây Tạng, trên 100 người, phần đông là nam nữ tu sĩ phật
giáo, tiếp tục bị giam tù, trong khi đó những vụ bắt giữ
tuỳ tiện và những phiên xử bất công vẫn cứ được duy trì.
Những bước tiến tích cực từ năm trước bị huỷ bỏ.
Về
tình trạng nhân quyền tại Tây Tạng, bản báo cáo của Tổ Chức
Ân Xá Quốc Tế viết: "Năm 2002, nhiều tù nhân lương tâm
có tầm cỡ tại Tây Tạng đã được trả tự do. Nhưng tiến
trình này lại không được duy trì trong năm 2003. Tự do tôn giáo,
hội họp và phát biểu vẫn tiếp tục bị giới hạn một cách
nghiêm trọng".
Nhưng
không chỉ có các sắc dân thiểu số là đối tượng của sự
đàn áp. Trên khắp Trung Quốc, tra tấn và đối xử tàn tệ với
các tù nhân vẫn tiếp tục gia tăng. Theo bản báo cáo của Tổ
Chức Ân Xá Quốc Tế, "những phương pháp như đá, đánh,
tra điện, bắt treo hai tay lên, đánh vào những điểm huyệt
trên thân thể, không cho ngủ và bỏ đói là những hình thức
tra tấn rất thông thường tại Trung Quốc hiện nay. Trong các nhà
tù, các phụ nữ rất dễ dàng bị hãm hiếp và lạm dụng tình
dục.
Trung
Quốc hiện vẫn là vô địch thế giới về các vụ xử tử.
Những thống kê không được đầy đủ do Tổ Chức Ân Xá
Quốc Tế thu thập được cho thấy trong năm 2003, trên toàn quốc
có 1,639 người bị kết án tử hình và 729 người bị xử tử.
Theo
Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, những kỹ thuật hiện đại về
Internet càng là phương tiện để Trung Quốc gia tăng kiểm soát
và siết chặt luật lệ. Vào khoảng cuối năm 2003, ít nhứt
50 người bị bắt giữ hay bị giam tù vì dùng Internet để thu nhận
hay phát tán những tài liệu có nội dung chính trị. Hình phạt
dành cho tội này là từ hai đến 12 năm tù.
Mặc
dù bức tranh toàn cảnh có đen tối như thế, nhưng Tổ Chức
Ân Xá Quốc Tế cũng ghi nhận một vài cải tổ tích cực
dưới
thời chủ tích Hồ Cẩm Ðào. Bản cáo cáo nói rằng sau kinh
nghiệm về dịch Sars, Trung Quốc đã tỏ ra quan tâm hơn đối với
những nguời mắc bệnh Aids.
Tuy
nhiên, chính quyền vẫn chưa tỏ ra trong sáng và chịu trách nhiệm
đủ về việc lan tràn của bệnh Aids. Nhiều bệnh nhân phản đối
vì thiếu thuốc men, đã bị giam giữ hay đánh đập.
Chính sách dành cho những người di dân làm việc vẫn chưa được cải tổ. Trên khắp trung quốc có đến 100 triệu người di dân lao động. Chính sách "bắt giữ và hồi hương" cho phép bắt giữ một cách tuỳ tiện và lạm dụng những người di dân. Chính sách này đã bị bãi bỏ sau khi dân chúng phản đối vì vụ một người thanh niên di dân lao động, đã bị giam giữ một cách bất hợp pháp trong một trung tâm "bắt giữ và hồi hương" tại một thành phố ở Guangzhou và bị đánh chết hồi tháng Ba năm 2004.
(Chu Văn)