Ðức Hồng Y Julian Herranz
tỏ ra quan tâm về phong trào
tân ngoại giáo tại Âu Châu
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Ðức
Hồng Y Julian Herranz tỏ ra quan tâm về phong trào tân ngoại giáo
tại Âu Châu.
Tin
Roma (Apic 31/05/2004) - Trong bài phỏng vấn dài dành cho nhật báo
"Il Tempo" (Thời Báo), phát hành
tại Italia ngày 31 tháng 5 năm 2004, Ðức Hồng Y Julian Herranz, người
Tây Ban Nha, và là Chủ Tịch Hội
Ðồng Tòa Thánh đặc trách việc giải thích những Văn Bản
Hành Pháp, tỏ ra quan tâm đối với sự bành trướng của
chủ nghĩa tân-ngoại-giáo và cá nhân chủ nghĩa, tại Âu Châu.
Ðức
Hồng Y nhắc lại rằng giáo hội công giáo là một cộng đoàn
được tổ chức có phẩm trật, và rằng giáo luật
được thiết lập không
phải để củng cố phẩm trật, nhưng để "áp dụng nguyên tắc
đồng trách nhiệm trong giáo hội". Ðức Hồng Y cũng nhấn mạnh
đến vai trò của Giáo Luật trong công cuộc đối thoại đại
kết.
Trả
lời cho câu hỏi về hiện trạng tôn giáo tại Tây Âu, Ðức
Hồng Y lưu ý rằng từ đầu thế
kỷ XX cho đến nay (2004), chủ thuyết
vô tri tôn giáo và chủ thuyết tương đối hóa luân lý đã
xây dựng một xã hội duy vật và phóng túng luân lý. Nói
thế, Ðức Hồng Y không cho rằng mình có lập trường bi quan,
nhưng rằng ngài có bổn phận phải nói lên sự thật như thế. Ngài tỏ ra lo sợ trước sự
phổ biến càng ngày càng rộng hơn của chủ nghĩa tân-ngoại-giáo
tại âu châu cũng như của chủ nghĩa "cực đoan tôn giáo"
ngăn cản công cuộc đối thoại
liên tôn tại thế giới thứ ba và thế giới thứ tư.
Ðức
Hồng Y cũng bác bỏ lối suy nghĩ
đặt ra đối nghịch giữa "ơn đoàn sũng" và "quy luật",
giữa "tác động của Chúa Thánh Thần" và "cơ chế của
giáo hội". Ðức Hồng Y quả quyết rằng Chúa Kitô đã thiết
lập giáo hội không những như là một cộng đoàn của đức
tin, đức cậy và đức mến, nhưng còn như là một "xã hội
có tổ chức phẩm trật". Và mọi xã hội đều cần
được tổ chức theo luật.
Tuy nhiên, trong giáo hội, luật đầu tiên là luật về sự cứu rỗi các linh hồn; quy luật nầy hỗ trợ cho sự hiệp nhất giáo hội, bởi vì nó giải thích những quyền lợi và những bổn phận của tất cả mọi thành phần trong giáo hội, giáo sĩ và giáo dân.
(Ðặng Thế Dũng)