Trong buổi tiếp kiến chung
sáng thứ Tư ngày 21 tháng 4 năm 2004
ÐTC đã giải thích Thánh Vịnh thứ 26
về lòng tin tưởng vào Thiên Chúa
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Trong
buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư, ngày 21 tháng 4 năm 2004, ÐTC
đã giải thích Thánh Vịnh thứ 26, về lòng tin tưởng vào
Thiên Chúa.
Tin
Vatican (Vat 21/04/2004) - Sáng thứ Tư, ngày 21 tháng 4 năm2004,
ÐTC đã tiếp kiến chung khoảng 20 ngàn tín hữu
tại quảng trường Thánh Phêrô, và đã giải thích thánh
vịnh thứ 26, như là lời mời gọi "Hãy sống tin tưởng vào
Thiên Chúa trước những nguy hiểm". ÐTC Gioan Phaolô II nhấn
mạnh đến điểm nội dung chính của thánh vịnh thứ 26, được
dùng trong giờ Kinh Chiều Thứ Tư, tuần thứ I, là "Ðức
Tin vào Thiên Chúa, trong khi an vui cũng như trong những lúc gặp
buồn phiền." Cuộc sống của tín hữu thường đầy những căng
thẳng và thử thách, và đôi khi cả phải
bị khước từ và bị bách hại. Nếp sống tốt của người
công chính gây khó chịu cho kẻ làm điều gian ác. ÐTC lưu ý
thêm rằng cuộc sống vâng phục Luật Chúa làm cho tín hữu
"bị tách rời ra khỏi những kẻ khác, và cả khơi dậy
những khinh thị và những chống đối trong một xã hội có
khuynh hướng phán đoán dựa theo những lợi lộc cá nhân,
những thành công bên ngoài, những của cải giàu sang và những
hưởng thụ. Tuy nhiên, người tín hữu không bao giờ lẻ loi
một mình và tâm hồn họ luôn có được sự bình an, bởi vì
--- như lời thánh vịnh nói lên ngay từ những câu đầu tiên
--- "Chúa là ánh sáng và là sự cứu độ. Ngài bênh vực
mạng sống của nguời công chính." Sự an bình nội tâm, sức
mạnh của tâm hồn và hòa
bình, đó là những hồng ân chúng ta nhận được khi đến nương
náu trong Ðền Thánh Chúa, và nhờ qua lời cầu nguyện của
cá nhân cũng như cộng đoàn. ÐTC kết thúc bài huấn đức
của mình như sau: "Chúa thiết lập vùng an bình quanh người tín
hữu, để bảo vệ họ khỏi sự dữ. Sự hiệp thông với
Chúa là nguồn mạch của sự
yên lành, niềm vui và hòa bình; Sống với Chúa giống như
thể ta bước vào trong ốc đảo của ánh sáng và tình
thương yêu.
Vì lý do súc khỏe, ÐTC đã không đọc trọn vẹn bài huấn đức, và giọng phát âm của ngài cũng không được rõ ràng như trước.
(Ðặng Thế Dũng)