ÐTC Gioan Phaolô II
giải thích ý nghĩa của Ba Ngày Thánh
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC
Gioan Phaolô II giải thích ý nghĩa của Ba Ngày Thánh.
(Radio Veritas Asia 8/04/2004) - Quý vị và các bạn thân mến, Lúc 10.30 sáng thứ Tư 7 tháng 4 năm 2004, mặc cho thời tiết hơi xấu và có nhiều gió, nhưng ÐTC vẫn tiếp kiến chung khoảng 10 ngàn tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô, và giải thích về ý nghĩa của Ba Ngày Thánh cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu. Mở đầu bài huấn đức, ÐTC trích lại lời Thánh Phaolô Tông Ðồ nơi thơ Philiphê, chương 2, câu 8-9 như sau:
"Chúa
Giêsu Kitô đã tự hạ chính mình, ... trở nên vâng phục cho
đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế Thiên Chúa Cha đã
tôn vinh Người" (Phil 2, 8-9).
ÐTC
giải thích tiếp như sau:
Chúng
ta vừa nghe lại những lời trích từ
Ca Vịnh được ghi lại nơi thơ Philiphê. Những lời trên
trình bày cho chúng ta, một cách thiết yếu và hữu hiệu, mầu
nhiệm của cuộc thương khó và cái chết của Chúa Giêsu, và
đồng thời cũng cho chúng ta nhìn thấy vinh quang Phục Sinh. Những
lời trên là một suy niệm nhập đề cho những cử hành của
Tam Nhật Thánh bắt đầu từ ngày
mai (tức Thứ Năm Tuần Thánh).
Anh chị em rất thân mến, chúng ta chuẩn bị sẵn sàng sống trong những ngày sắp đến Mầu Nhiệm Cao Cả của Ơn Cứu Rỗi chúng ta.
-
Sáng thứ Năm Tuần Thánh, tại mỗi cộng đoàn giáo phận,
Ðức Giám Mục cùng với linh mục đoàn
cử hành Thánh Lễ Dầu, trong đó các dầu thánh được
làm phép: dầu dự tòng, dầu kẻ liệt, và dầu thánh Cris-ma.
Buổi chiều, chúng ta tưởng niệm Bửa Tiệc Ly
cùng với việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Chức Tư
Tế. Việc rửa chân nhắc lại rằng, với cử chỉ được Chúa
thực hiện trong Phòng Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã loan báo trước
Hy Tế Cuối Cùng trên đồi Calvario, và đã để lại cho chúng
ta tình yêu Người như là Luật Mới cho đời sống chúng ta.
Theo truyền thống đạo đức, sau Thánh Lễ Tiệc Ly, các tín hữu
dừng lại tôn thờ Thánh Thể cho đến nửa đêm. Ðây
là một canh thức cầu nguyện đặc biệt,
được liên kết với cuộc
hấp hối của Chúa trong vườn Giết-sê-ma-ni.
-
Thứ Sáu Tuần Thánh, Giáo Hội tưởng niệm cuộc thương khó
và cái chết của Chúa. Cộng đoàn
tín hữu được mời gọi suy niệm về sự
dữ và tội lỗi đang áp bức nhân loại,
và suy niệm về ơn cứu rỗi được thực hiện nhờ
bởi hy tế cứu rỗi của Chúa Kitô. Lời Chúa và những
nghi thức phụng vụ đầy ý nghĩa, --- như việc
suy tôn Thánh Giá, --- giúp chúng ta đi lại những những
chặng khác nhau của cuộc Thương Khó Chúa. Hơn nữa, truyền
thống kitô đã khai sinh, trong ngày thứ Sáu tuần thánh, nhiều
thể hiện của lòng đạo đức bình dân. Trong số những thể
hiện nầy, nổi bật là những diễn hành đền tội của ngày
Thứ Sáu Tuần Thánh và việc đi đàng Thánh Giá, để làm
cho Mầu Nhiệm Thập Giá được thấm
nhập vào trong thâm tâm chúng ta một
cách tốt đẹp hơn.
-
Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh được ghi dấu bởi sự thinh lặng
sâu xa. Thật vậy, không có những cử hành phụng vụ đặc
biệt trong ngày nầy, ngày chờ đợi và cầu nguyện. Trong các
nhà thờ, tất cả đều im lặng; và
các tín hữu, noi gương Mẹ Maria, chuẩn bị đón biến cố cao cả
Phục Sinh. Vào chiều tối ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, bắt đầu
nghi thức long trọng canh thức Vọng Phục Sinh, "mẹ của mọi
canh thức". Sau khi đã làm phép Lửa mới,
người ta đốt lên
Nến Phục Sinh, tượng trưng cho Chúa Kitô, Ðấng soi sáng
mọi người, và cất vang lên lời loan báo vui tươi của
bài ca Phục Sinh "Hãy Vui Lên". Lắng nghe Lời Chúa, cộng đồng
giáo hội suy niệm lời hứa cao cả của việc giải phóng
vĩnh viễn khỏi vòng nô lệ cho tội lỗi và sự chết. Tiếp
theo đó là nghi thức ban bí tích Rửa Tội và Thêm Sức cho
những dự tòng đã đi qua con
đường dài chuẩn bị.
Lời
loan báo Chúa Phục Sinh vang dội trong tăm tối của đêm đen, và
toàn thể tạo vật bước ra khỏi giấc ngủ của sự chết, để
nhìn nhận chủ quyền của
Chúa Kitô, như được nhấn mạnh nơi Ca Vịnh trong thư của Tông
Ðồ Phaolô gởi cho cộng đoàn Philiphê, mà từ đó những
suy tư sau đây được bắt đầu: "Khi nghe danh
Chúa Giêsu, mọi gối phải bái quỳ,
trên trời, nơi mặt đất và dưới lòng đất; và mọi
miệng lưỡi phải cao rao rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa"
(Phil. 2, 10-11).
Anh
chị em rất thân mến, những ngày Tuần Thánh là hết sức
thuận tiện để làm cho sống động hơn sự trở lại của con
tim chúng ta về với Ðấng vì yêu thương đã chết thay cho chúng
ta.
Chúng
ta hãy để cho Mẹ Maria, người nữ đồng trinh trung tín, đồng
hành với chúng ta; cùng với Mẹ, chúng ta dừng lại nơi Phòng
Tiệc Ly và chúng ta hãy ở lại bên Chúa Giêsu trên đồi
Calvariô, để gặp Chúa Phục Sinh trong ngày lễ Vượt Qua.
Với những tâm tình trên và những lời cầu chúc, tôi xin gởi lời chúc thân tình mừng lễ Phục Sinh vui và thánh thiện, đến anh chị em hiện diện nơi đây, đến cộng đoàn của anh chị em và đến tất cả những kẻ thân yêu của anh chị em.
Quý
vị và các bạn thân mến,
Vừa
rồi là những giải thích của ÐTC cho
Tam Nhật Thánh, tức Thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy
Tuần Thánh. Kết thúc buổi tiếp kiến, ÐTC ngỏ lời chào đặc
biệt đến các bạn trẻ, những người đau yếu và các đôi
tân hôn. Với các bạn trẻ, ÐTC cầu chúc họ đừng sợ
theo Chúa Kitô, cả khi Chúa muốn ta vác lấy Thánh Giá. Với
anh chị em bệnh nhân, ÐTC cầu chúc họ được nâng đỡ, nhờ
suy niệm về cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, là mầu nhiệm
của đau khổ được biến đổi nhờ tình thương. Và cuối cùng,
với các đôi tân hôn, ÐTC cầu chúc cái chết và sự phục
sinh của Chúa canh tân niềm vui và sự dấn thân sống lời
cam kết hôn nhân.
Hẹn gặp lại quý vị và các bạn.
(Ðặng Thế Dũng)