Chuyến viếng thăm của
Ðức Hồng Y Walter Kasper tại Moscowa
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Chuyến
viếng thăm của Ðức Hồng Y Walter Kasper tại Moscowa.
Tin
Roma (Apic 16/02/2004) - Ðức Hồng Y Walter Kasper, chủ tịch Hội Ðồng
Tòa Thánh về Hiệp Nhất Kitô, hiện đang viếng thăm tại
Moscowa trong những ngày từ 16 đến 20 tháng 2 năm 2004, trong bầu
khí khá căng thẳng giữa hai giáo hội Công giáo Roma và Chính
thống giáo Moscowa. Một trong những nguyên nhân gây thêm căng
thẳng là việc
thiết lập trong tương lai một Tòa Giáo Chủ Công Giáo
theo nghi thức đông phương hy lạp tại thành phố KIEV. Trong những
ngày viếng thăm, Ðức Hồng Y Kasper sẽ được Ðức Giáo Chủ
Alexis II, Giáo chủ Chính thống giáo Moscowa và toàn vùng Nga,
tiếp kiến.
Tương
quan giữa Giáo hội Công giáo Roma và Giáo hội Chính thống
Moscowa đã trở nên khó khăn cách
đây khoảng 12 năm, và đã trở nên tồi tệ hơn, nhất là
sau khi Ðức Gioan Phaolô II quyết định cách đây 2 năm nâng cấp
bốn giáo phận tông tòa tại Liên Bang Nga thành giáo phận chính
tòa. Việc làm nầy đã bị
Ðức Giáo Chủ Chính Thống Giáo Moscowa, Ðức Alexis II, lên án
như là một hành động "chiêu mộ tín đồ" của Giáo hội
Công giáo trên lãnh thổ của Chính thống giáo Moscowa.
Trong
khi vụ việc "chiêu mộ tín đồ" chưa được giải quyết, thì
lại thêm một vấn đề mới. Thật vậy, Giáo Hội Công Giáo
đông phương hy lạp tại Ukraine --- một Giáo hội Công giáo
theo nghi thức Byzantrin đã bị nhà độc tài Staline bắt buộc sáp
nhập với tòa giáo chủ Moscowa vào năm 1946, nhưng đã trở
lại với sự độc lập của mình khi quốc gia Ukraine được độc
lập khỏi Liên Bang Nga --- nay muốn thành lập một tòa giáo chủ
mới, tòa giáo chủ công giáo đông phương hy lạp, tại thành
phố KIEV. Yêu cầu nầy có nguy cơ làm cho tình hình trở nên
phức tạp hơn và có ảnh huỏng trên chuyến viếng thăm hiện
nay của Ðức Hồng Y Kasper tại Moscowa.
Ðược
biết Giáo hội Công giáo hy lạp tại Ukraine, là giáo hội nhìn
nhận quyền của Ðức Giáo Hoàng nhưng
duy trì truyền thống phụng vụ và giáo luật đông phương,
đã bị cấm hoạt động vào năm 1946 bởi nhà độc tài
Staline; và những tín hữu nào của giáo hội nầy không
chịu hòa nhập với Giáo hội Chính thống Moscowa, thì bị bách
hại dữ dội, bị tù đày trong những tại trập trung Goulag, và
bị giết chết. Sau khi Liên Xô bị tan rã và Ukraine được độc
lập quốc gia, những tín hữu công giáo đông phương hy lạp
nầy bắt đầu kết hợp lại công khai và bước ra khỏi tình
trạng hầm trú.
Vào tháng 6 năm 2001, mặc cho sự chống đối của Ðức Alexis II, Giáo chủ Chính thống Moscowa, Ðức Gioan Phaolô II đã đến thăm KIEV và sau đó là LVIV. Và kể từ đó, những tín hữu công giáo đông phương theo nghi thức byzantin nầy đã xin Ðức Giáo Hoàng thiết lập tòa giáo chủ công giáo tại KIEV. Theo nguồn tin của nguyệt san "30 ngày", thì Ðức Hồng Y Kasper có lẽ đã viết thư thông báo cho Ðức Giáo Chui Alexis II biết ý định của Ðức Gioan Phaolô II sắp thành lập Tòa Giáo Chủ Công Giáo Ðông Phương tại KIEV, trong tương lai, chớ chưa ngay bây giờ. Theo giới quan sát viên, thì Ðức Alexis II có lẽ yêu cầu Tòa Thánh Vatican không những "đình lại" mà còn hủy bỏ vĩnh viễn việc thiết lập Tòa Giáo Chủ Công Giáo đông phương tại KIEV.
(Ðặng Thế Dũng)