ÐTC Gioan Phaolô II
kêu gọi tha thứ và hòa giải để xây dựng
Hòa Bình lâu dài tại Thánh Ðịa
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC
Gioan Phaolô II kêu gọi tha thứ và hòa giải để xây dựng
Hòa Bình lâu dài tại Thánh Ðịa.
Tin
Vatican (Zenit 12/02/2004) - Thứ Năm ngày 12 tháng 2 năm 2004, ÐTC Gioan
Phaolô II đã tiếp Thủ Tướng của Palestine, và
quả quyết rằng Thánh Ðịa cần sự tha thứ chớ không
phải sự báo thù, cần những cây cầu chớ không phải những
bức tường.
ÐTC
Gioan Phaolô II còn giải thích thêm trong
bài diễn văn cho Thủ Tướng Palestine như sau: "Ước chi không
ai chìu theo cám dỗ ngã lòng, cũng không
chiều theo lòng thù hận và sự trả đủa. Và điều nầy
đòi hỏi những nhà lãnh đạo trong vùng, với sự trợ giúp
của cộng đoàn quốc tế, đi
theo con đường đối thoại và thương
thuyết để đạt đến hòa bình lâu dài. ÐTC nói với thủ tướng
của Palestine rằng chuyến viếng thăm của Ông làm cho
ÐTC nhớ lại chuyến hành hương của ngài tại Thánh Ðịa,
trong đó ÐTC đã cầu nguyện cho hòa bình và công bằng trong
vùng. "Mặc dù không thiếu những dấu chỉ của hy vọng, nhưng
hiện trạng đau buồn tại Thánh Ðịa làm cho mọi người cảm
thấy đau lòng. Ðược biết, hôm ngày 11 tháng 12 năm 2003, ÐTC
đã tiếp ngoại trưởng Israel, Ông Silvan Shalom và đã nhấn mạnh
nhu cầu cần có "những hành động cụ thể để hòa giải từ
mọi phía". Trong nhiều dịp qua, Tòa Thánh Vatican và những vị
lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo đã nói lên lập trường
chống lại "bức tường an ninh" mà Israel đang xây lên để
ngăn chận những kẻ khủng bố.
Ngày
16 tháng 11 năm 2003, chính Ðức Gioan Phaolô II đã lên tiếng
chống lại việc xây tường ngăn cách nầy, vừa đồng thời
ngài cũng chống lại mọi hành động khủng bố tại Thánh Ðịa.
Lập trường chính thức của Tòa Thánh và của Ðức Thánh
Cha về Trung Ðông kêu gọi thừa nhận chủ quyền của người
Palestine trên phần đất thuộc về họ, đồng thời bảo đảm
cho quốc gia Israel có được sự an ninh của mình.
Cũng
cùng ngày thứ Năm 12 tháng 2
năm 2004, ÐTC Gioan Phaolô II đã tiếp kiến riêng ngoại trưởng
Iran và nói đến tình trạng của những người công giáo tại
cộng hòa hồi giáo Iran. ÐTC cũng đã nhắc đến những quyền
lợi và phẩm giá của nhân vị và nói đến việc cần
cổ võ công cuộc đối thoại liên tôn,
cổ võ cho hòa bình. ÐTC nhấn mạnh rằng chuyến viếng thăm
của ngoại trưởng Iran tại Vatican là dấu chỉ cho sự cộng tác
đã có từ hơn 50 năm qua giữa Tòa Thánh và Iran. Tưởng cũng
nên nhắc lại rằng, từ ngày 29 tháng 11 cho đến ngày 2 tháng
12 năm 2003, Tòa Thánh đã tổ chức Cuộc Tọa Ðàm
lần thứ IV giữa Kitô giáo và Hồi Giáo, trong đó có
phái đoàn Iran đến tham dự. Và trong lần tiếp kiến các tham
dự viên cuộc Tọa Ðàm nầy, ÐTC Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh
rằng: "Danh Thánh của Thiên Chúa không bao giờ nên được
xử dụng để khơi dậy bạo lực hoặc khủng bố, cũng không
nên được dùng để cổ võ sự hận thù và loại trừ kẻ
khác.
Cuối
cùng, cũng trong ngày thứ Năm 12 tháng 2 năm 2004, ÐTC đã tiếp
kiến riêng Tổng Thống Colombia,
ông Alvaro Uribe, và nhắc đến việc cần phải đặt những nền
móng vững chắc cho công cuộc tái thiết vật chất và tinh thần
của quốc gia Colombia thời hậu chiến, sau 40 năm nội chiến gây
tàn phá và chết chóc cho khoảng 300 ngàn người. Trong thời
gian nội chiến, Giáo Hội Công Giáo tại Colombia đã phải trả
giá rất đắc cho công cuộc rao giảng phúc âm và làm trung
gian hòa giải của mình. Theo con số thống kê, thì chỉ trong vòng
10 năm qua, có ít nhất là 57 vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo
tại Colombia, gồm giám mục, linh mục, nữ tu, chủng sinh, đã bị
giết chết.
Trong bài diễn văn ngắn đọc trong dịp tiếp kiến nầy, ÐTC đã nói lên niềm hy vọng rằng những người dân Colombia sẽ thực hiện được bước tiến thật sự trong việc thực hiện hòa bình xã hội, từ bỏ mọi hình thức bạo lực và phát minh những con đường mới chung sống, dựa trên lộ trình vững chắc và an toàn thực hiện công bằng, cổ võ sự hiệp nhất, tình huynh đệ và tôn trọng tất cả mọi thành phần đất nước.
(Ðặng Thế Dũng)