Hãy thay thế "luật của sức mạnh"
bằng "sức mạnh của luật"
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Ðức
Hồng Y Martino, chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh về Công Lý và
Hòa Bình, nhắc rằng việc lỗi luật quốc tế sẽ dẫn đến tình
trạng vô trật tự.
Tin
Italia (Trani) (Zenit 11/02/2004) - Cảnh
báo mọi người trước nguy cơ "luật
của kẻ mạnh", Ðức Hồng Y Renato Martino, chủ tịch Hội Ðồng
Tòa Thánh "Công Lý và Hòa Bình" đã lên tiếng nhắc rằng
việc lỗi phạm công pháp quốc tế sẽ làm cho
con người rơi vào tình trạng
sống vô trật tự và bất hợp pháp sâu xa.
Ðức
Hồng Y Martino đã chia sẻ xác
tín trên vào cuối tuần qua (7-8 tháng 2 năm 2004) trong
Ðại Hội của Các Luật Gia Công Giáo, về chủ đề:"Hòa
Bình và Công Pháp Quốc Tế". Ðại Hội đã được tổ chức
tại TRANI, Italia.
Nhắc
đến những điểm chính trong sứ điệp Hòa Bình của Ðức Gioan
Phaolô II cho ngày Quốc Tế Hòa Bình mùng 1 tháng Giêng năm
2004, Ðức Hồng Y Martino nhấn mạnh đến vai trò không thể thay
thế được của công pháp
quốc tế trong việc bảo vệ Hòa Bình. Ðể giúp phát triển công
pháp quốc tế, thì điều cần thiết là các Nhà Nước sẵn sàng giãm bớt một chút quyền lực của mình,
để thực hiện sự an ninh và
công ích cho toàn thế giới.
Theo
Ðức Hồng Y Martino, vai trò của cộng pháp quốc tế là giúp
tránh sự thống trị của "luật của kẻ mạnh nhất và giàu
có nhất", và giúp thay thế "luật của sức mạnh"
bằng "sức mạnh của luật". Một lần nữa, Ðức
Hồng Y Martino nhắc lại lập trường của ÐTC Gioan Phaolô II rằng
"chiến tranh luôn luôn là một thất bại của nhân loại".
Kết thúc bài diễn văn của mình cho các Luật Gia công giáo họp Ðại Hội tại TRANI, Italia, Ðức Hồng Y Martino lưu ý thêm rằng để được hữu hiệu thật sự, cuộc chiến công bằng chống lại nạn khủng bố không thể nào chỉ giới hạn trong việc gây áp lực mạnh, nhưng cần phải loại bỏ những nguyên nhân và đưa ra những phương tiện pháp lý thích hợp để ngừa trước và kiểm soát. Cách chung, các chính phủ dân chủ đều biết rõ rằng việc dùng sức mạnh để chống lại những kẻ khủng bố không thể biện minh cho việc không áp dụng những nguyên tắc của công pháp quốc tế, và đồng thời cũng không cho phép lỗi phạm những quyền lợi căn bản của nhân vị."
(Ðặng Thế Dũng)