Toàn Văn Sứ Ðiệp Mùa Chay năm 2004
của ÐTC Gioan Phaolô II
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Toàn
Văn Sứ Ðiệp Mùa Chay năm 2004 của ÐTC
Gioan Phaolô II.
(Radio Veritas
Asia 30/01/2004) - Quý vị và các bạn thân mến, Lúc
11.30 sáng thứ Năm, ngày 29 tháng Giêng năm 2004, tại
Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, Ðức Hồng Y
Paul Josef Cordes, chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh "Ðồng Tâm"
đã chủ tọa cuộc họp báo để giới thiệu Sứ Ðiệp Mùa
Chay của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, cho năm 2004 về chủ đề:
"Ai đón tiếp một trong những
trẻ nhỏ nầy nhân danh Thầy, là đón tiếp Thầy." Mục thời
sự hôm nay kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản dịch
tiếng Việt toàn văn Sứ
Ðiệp nầy. Trước hết ÐTC đã giới thiệu chủ đề của Sứ
Ðiệp Mùa Chay năm 2004 như sau:
Anh
chị em rất thân mến,
1.
Với nghi thức xức tro đầy
ý nghĩa, bắt đầu thời gian thánh của Mùa Chay, trong đó Phụng
Vụ lặp lại cho các tín hữu lời mời gọi hãy thực hiện
cuộc trở lại tận căn, và tin tưởng vào lòng nhân từ của
Thiên Chúa.
Chủ
đề của Sứ Ðiệp Mùa Chay năm nay
là: "Ai tiếp rước chỉ một một trong những trẻ bé
nhỏ nầy nhân danh Thầy, là tiếp rước Thầy" (Mt 18,5).
Chủ đề nầy cho chúng ta dịp để suy nghĩ về điều kiện
sinh sống của các trẻ em, mà Chúa Giêsu gọi đến với Người
cả trong thời đại hôm nay và đặt làm mẫu gương cho những
ai muốn trở nên môn đệ của Người. Những lời của Chúa
Giêsu khuyến khích chúng ta xem xét
việc đối xử như thế nào đối
với những trẻ em trong gia đình chúng ta, trong xã hội dân
sự và trong giáo hội. Những lời của Chúa Giêsu cũng khuyến khích chúng ta tái khám phá sự đơn sơ
và lòng tin tưởng mà người tín hữu cần phải vun trồng,
theo mẫu gương Con Thiên Chúa,
Ðấng đã đến chia sẻ thân phận của những kẻ bé nhỏ và
những nguòi tội lỗi. Về điểm nầy, Thánh nữ Chiara
thành Assisi thường nói rằng Con Thiên Chúa "được đặt
nằm trong máng cỏ, đã sống nghèo trên trần gian, và đã chết
trần truồng trên thập giá" (trích
Chúc Thư, fonti francescane số 2841).
Chúa
Giêsu yêu thương những trẻ nhỏ cách đặc biệt hơn hơn,
"vì tính đơn sơ và niềm vui sống, vì sự hồn nhiên,
và vì đức tin của chúng tràn đầy sự khâm phục" (Kinh
truyền tin ngày 18 tháng 12 năm 1994). Vì thế, Chúa muốn
cộng đoàn chúng ta mở rộng đôi tay và con tim để đón tiếp
những trẻ nhỏ như chính Người
đã làm ngày xưa: "Ai tiếp đón một trong những kẻ bé nhỏ
nhân danh Thầy, là tiếp đón Thầy" (Mt 18,5). Bên cạnh những
trẻ nhỏ, Chúa Giêsu đặt "những anh chị em thấp hèn nhất";
đó là những kẻ khốn cùng, những người nghèo, những kẻ
đói khát, những người ngoại kiều, những kẻ không áo mặc,
những bệnh nhân, những anh chị em bị giam tù.
Khi tiếp đón và yêu thương họ, hoặc ngược lại khi đối xử
cách lãnh đạm và từ chối họ,
chúng ta nói lên thái độ
của mình đối với Chúa, bởi
vì Chúa hiện diện đặc
biệt nơi những con người đó.
2.
Phúc âm kể lại tuổi thơ của Chúa Giêsu trong căn nhà
nghèo tại Nazareth; nơi đó Chúa
sống tùng phục song thân, "lớn lên trong sự khôn ngoan, tuổi
tác, và ân sũng, trước mặt Thiên
Chúa và người đời" (Lc
2,52). Khi trở nên trẻ nhỏ, Chúa muốn chia sẽ thân phận con
người. Thánh tông đồ Phaolô viết nơi thơ Phi-líp-phê như
sau: "Người tự hủy chính mình, mặc lấy thân phận tôi tớ
và trở nên giống con người; Người nhập thể làm người,
tự hạ mình trở nên vâng
phục cho đến chết và chết trên thập giá"
(Phil 2, 7-8)ù. Khi lên 12 tuổi, Chúa ở lại trong Ðền Thờ
Giêrusalem, và đã nói với song thân đang lo lắng đi tìm Chúa,
như sau: "Tại sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không biết là con phải
lo việc của Cha con sao? (Lc 2,49). Thật vậy, trọn cả cuộc đời
của Chúa được ghi dấu bởi sự tuân phục đầy tin tưởng và con
thảo đối với Thiên Chúa Cha trên trời. Chúa đã thường
nói: "Lương thực Thầy là thi hành Thánh Ý của Ðấng đã
sai Thầy và hoàn tất công việc của Ngài" (Gn 4,34).
Trong
những năm sống đời công khai, Chúa đã lặp lại nhiều lần
rằng chỉ những ai biết trở nên như những trẻ nhỏ, thì mới
vào được Nước Trời (x. Mt 18,3; Mc 10,15; Lc 18,17; Gn 3,3). Trong
giáo huấn của Chúa, con trẻ trở nên hình ảnh sống động
cho người đồ đệ được mời gọi theo Thầy Chí Thánh,
với thái độ dễ dạy của một trẻ nhỏ: "Ai trở nên
nhỏ như đứa trẻ nầy, thì
sẽ là kẻ lớn nhất trong Nước Trời" (Mt 18,4).
Trở
nên như trẻ nhỏ và tiếp nhận những trẻ nhỏ: đó là
hai khía cạnh của một giáo huấn duy nhất mà Chúa lặp lại
cho những môn đệ của Người trong thời đại hôm nay. Chỉ những
ai trở nên như trẻ nhỏ mới có thể
yêu thương tiếp đón những anh chị em nhỏ hèn nhất."
(Mt 18,4)
3.
Có nhiều tín hữu đang cố gắng sống trung thành theo giáo huấn
nầy của Chúa. Ở đây, Tôi muốn nhắc đến những bậc làm
cha mẹ sẵn sàng lãnh trách nhiệm một
gia đình đông con, nhắc đến những nguòi cha và những
người mẹ thay vì đặt ưu tiên cho sự thành công nghề nghiệp
và địa vị, thì lại quan tâm thông truyền cho con cái những
giá trị nhân bản và tôn giáo, là những giá trị mặc cho
cuộc sống một ý nghĩa đúng thật.
Với
lòng khâm phục, Tôi nghĩ đến
những ai dấn thân
chăm sóc cho những trẻ nhỏ đang gặp khó khăn và dấn
thân làm nhẹ bớt những đau khổ của những trẻ nhỏ và
gia đình của chúng, (đau khổ) vì
những xung đột và bạo lực, vì thiếu lương thực và nước
uống, vì bị bắt buộc phải bỏ xứ ra đi,
và vì biết bao hình thức bất công khác hiện có trên
thế giới.
Bên
cạnh những sự quãng đại, tuy nhiên người ta cũng cần nói
đến lòng ích kỷ của biết bao người không tiếp nhận trẻ
nhỏ. Có những trẻ nhỏ bị thương tích sâu xa vì bạo lực của
người lớn: những lạm dụng phái tính,
những bắt buộc trẻ mãi dâm, việc dính vào nạn buôn bán và dùng
thuốc phiện; nhũng trẻ nhỏ bị bắt buộc lao động hoặc bị bắt
đi lính để đánh trận; những
trẻ vô tội phải luôn chịu ảnh hưởng tiêu cực do bởi gia
đình bị tan rã; những trẻ nhỏ bị dẫn dụ vào việc buôn bán
xấu xa những cơ phận và buôn bán người. Và phải nói gì
hơn nữa về thảm kịch của bệnh liệt kháng với những hậu
quả tàn phá tại Phi Châu? Người ta nói đến con số hàng
triệu người bị lây nhiễm tai ương nầy, và biết bao trẻ đã
bị lây bệnh ngay từ lúc mới sinh ra. Nhân loại không thể
nhắm mắt trước thãm kịch đáng lo ngại như thế!
4.
Thử hỏi những trẻ nhỏ nầy đã làm gì nên tội mà
phải chịu đau khổ đến như thế? Từ quan điểm con người, thật
không dễ, và cả không thể trả
lời cho câu hỏi gây lo âu nầy! Chỉ Ðức Tin mới giúp chúng
ta hiểu được vực thẳm khổ đau nầy sâu xa như thế nào.
"Khi trở nên vâng phục cho đến chết và chết trên thập
giá", (Phil 2,8), Chúa Giêsu đã lãnh lấy nơi Người sự đau
khổ nhân loại và đã soi sáng sự đau khổ nầy bằng ánh sáng
rạng ngời của sự phục sinh. Bằng cái chết, Chúa đã chiến
thắng mãi mãi sự chết.
Trong
Mùa Chay, chúng ta chuẩn bị sống lại Mầu Nhiệm Vượt Qua, mầu
nhiệm chiếu tỏa ánh sáng hy vọng trên toàn thể cuộc đời
chúng ta, cả trong những khía cạnh phức tạp nhất và đau khổ
nhất. Tuần Thánh sẽ đặt trước mắt chúng ta Mầu nhiệm cứu
rỗi nầy, qua những nghi thức đấy
ý nghĩa của Tam Nhật Thánh.
Anh
chị em thân mến, với lòng tin tưởng,
chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình mùa chay, được
nâng đỡ bởi lời cầu nguyện sốt sắng,
bởi việc đền tội và chú tâm trợ giúp những anh chị
em túng thiếu. Một cách đặc biệt, ước chi Mùa Chay trở nên
dịp thuận tiện để dấn thân nhiều hơn vào việc chăm sóc
cho những nhu cầu của trẻ nhỏ, trong chính gia đình chúng ta và
trong xã hội nói chung, bởi vì các trẻ nhỏ là tương
lai của nhân loại.
5.
Với sự đơn sơ của trẻ thơ, chúng ta
hãy hướng về Chúa Cha, và gọi Ngài
là "Abba" "Thưa
Cha" , như Chúa Giêsu đã
dạy chúng ta trong kinh Lạy
Cha.
"Lạy
Cha chúng con!", chúng ta hãy
thường lặp lại lời cầu nguyện
nầy trong Mùa Chay; chúng ta hãy lặp lại lời cầu nguyện nầy
với lòng cảm mến sâu xa. Khi
thưa cùng Thiên Chúa: "Lạy Cha
chúng con", chúng ta ý thức tốt hơn rằng chúng ta là con cái
Thiên Chúa và cảm thấy mình là anh chị em với nhau. Như thế,
chúng ta sẽ dễ dàng mở rộng tâm hồn đón nhận những
trẻ nhỏ, theo như lời mời gọi của Chúa Giêsu: "Ai đón
nhận một trong những trẻ nhỏ nầy nhân danh Thầy, là đón
nhận Thầy" (Mt 18,5).
Với hy vọng được như thế, Tôi khẩn xin Thiên Chúa ban xuống phúc lành trên từng người, nhờ lời bầu cử của Mẹ Maria, Mẹ của Ngôi Lời Thiên Chúa làm Người và là Mẹ của toàn thể nhân loại".
Từ
Vatican, ngày 8 tháng 12 năm 2003
Ký
tên
Gioan
Phaolô Ðệ Nhị,
giáo hoàng
Quý
vị và các bạn thân mến,
Vừa rồi là toàn văn bản dịch tiếng Việt Sứ điệp Mùa Chay năm 2004 của ÐTC Gioan Phaolô II. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn.
(Ðặng Thế Dũng)