Sứ Ðiệp của Ðức Thánh Cha cho ngày
Thế Giới Truyền Thông Xã Hội năm 2004
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Phần
I Sứ
Ðiệp của Ðức Thánh Cha cho ngày "Thế
Giới Truyền Thông Xã Hội" năm 2004.
(Radio
Veritas Asia 27/01/2004) - Quý vị và các bạn thân mến, Thứ Bảy,
ngày 24 tháng Giêng năm 2004, là ngày lễ Kính Nhớ Thánh
Phanxicô Ðệ Salê, quan thầy của các Báo Chí Công Giáo, ÐTC
Gioan Phaolô II đã ấn ký và công bố sứ điệp cho
ngày "Thế Giới Truyền Thông Xã Hội", sẽ được cử
hành vào ngày 23 tháng 5 năm 2004. Ðây
sẽ là Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội
lần thứ 38; và sứ điệp của ÐTC cho ngày nầy có chủ
đề như sau: "Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội và
Gia Ðình: một liều lĩnh và và một sự phong phú". ÐTC muốn nói rằng "mọi nội dung của việc
truyền thông đều có chiều kích luân lý. Phẩm tính
luân lý của con người gia tăng hoặc bị giãm xuống, tùy theo những lời nói mà
con người phát biểu, cũng như tùy
theo những sứ điệp mà
con người chọn lắng nghe". Vì thế ÐTC
kêu gọi những bậc làm cha mẹ và các nhà giáo dục hãy
khôn ngoan và biết phân biệt trong việc xử dụng những phương
tiện truyền thông xã hội, bởi vì những quyết định chọn lựa
của họ có ảnh hưởng sâu đậm trên các trẻ nhỏ và trên
giới trẻ. Áp dụng vào trong lãnh vực gia đình, ÐTC than phiền
là các phương tiện truyền thông xã hội rất thường trình
bày cách méo mó về gia đình và về đời sống gia đình. Và
như thế, các phương tiện nầy gây ra những thiệt hại cho gia
đình cũng như cho xã hội, vì gia đình là tế bào căn bản của
xã hội. Quả Thật có những
nguy hiểm, những liều lĩnh, mà các phương tiện truyền thông
xã hội đã và còn đang gây ra cho gia đình. Nhưng không phải
chỉ có những điều tiêu cực. Còn có những điểm tích cực
mà các phương tiện truyền thông
xã hội có thể mang đến cho gia đình, làm cho gia đình và
đời sống gia đình được thêm phong phú. Chính vì thế mà
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chọn chủ đề của sứ điệp
cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội năm 2004 như sau:
"Những phương tiện truyền thông xã hội và gia đình: một sự
liều lĩnh và một sự phong phú."
Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu sứ điệp nầy cho quý
vị và các bạn.
Trước
khi đọc phần thứ nhất của sứ điệp, chúng tôi xin lưu ý
chi tiết sau đây:
Bản
Văn của Sứ điệp đã được đồng thời công bố
bằng các thứ tiếng Âu Châu, như tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Ðức,
tiếng Tây Ban Nha. Ghi chú của Tòa Thánh cho biết
thêm rằng "Bản
Văn gốc" của Sứ Ðiệp là
bằng tiếng Anh, rồi được chuyển
dịch sang các thứ tiếng khác. Chúng tôi muốn lưu ý chi tiết
nầy, bởi vì chủ đề của
Sứ Ðiệp có một chi tiết khác nhau giữa bản gốc bằng tiếng
Anh và những bản dịch bằng các thứ tiếng khác.
Bằng
tiếng Anh, chủ đề của Bản Văn
Gốc là: "Những phương tiện truyền thông xã hội và gia
đình: một liều lĩnh và một sự phong phú". Chúng ta lưu
ý đến từ "Và", trong câu văn so sánh: "Những phương tiện
truyền thông xã hội và gia đình".
Trong
khi đó, chủ đề của những bản văn bằng các thứ tiếng
khác, như tiếng Pháp, tiếng Ý, thì
không dùng liên từ "Và",
mà dùng từ "Trong".
Chủ đề được nói lên như sau: "Những phương tiện truyền
thông TRONG gia đình: một
liều lĩnh và một sự phong phú."
Tuy
nhiên, xét vì các bản Văn của Sứ Ðiệp đều đã được
Tòa Thánh chính thức công bố bằng nhiều thứ tiếng
khác nhau, nên chúng ta có thể nói cả hai cách hiểu và diễn
tả --- bằng từ Và hay từ
Trong --- đều được
chính thức nhìn nhận. Chúng ta có thể hiểu và nói
bằng hai cách; cách thứ nhất ta có thể nói như sau: "Những phương
tiện truyền thông xã hội Và gia đình". Và cách thứ hai: "Những phương tiện truyền thông xã hội Trong
gia đình".
Sau
nhận xét trên, giờ đây mục thời sự mời quý vị
và các bạn nghe qua số I của Sứ
Ðiệp như sau:
"Anh
chị em thân mến,
1. Sự phát triển ngoại thường những phương tiện kỹ thuật truyền thông xã hội và việc càng ngày càng có sẵn những phương tiện nầy cho nhiều người hơn, cả hai đã mang đến những cơ may đặc biệt, để làm phong phú cuộc sống không những của những cá nhân, nhưng còn của những gia đình nữa. Ðồng thời, những gia đình ngày nay đang đối diện với những thách thức mới phát sinh từ những sứ điệp khác nhau và thường thì mâu thuẫn, do những phương tiện truyền thông trình bày. Chủ đề đã được chọn cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội năm 2004 là: "Các Phương tiện Truyền Thông và Gia Ðình: sự liều lĩnh và sự phong phú." --- là chủ đề đúng lúc, bởi vì sứ điệp mời gọi hãy suy nghĩ cách đơn giản về việc xử dụng mà các gia đình có đối với các phương tiện truyền thông xã hội, và ngược lại, mời gọi suy nghĩ về cách thức bởi đó các gia đình và những quan tâm của gia đình được bàn đến bởi các phương tiện truyền thông xã hội. Chủ đề của Sứ Ðiệp năm nay còn nhắc lại cho mỗi người, --- những nhà truyền thông và những kẻ thừa hưởng nội dung truyền thông, --- rằng tất cả mọi sự thông truyền đều có chiều kích luân lý. Như Chúa đã nói, chính từ sự phong phú có trong tâm hồn mà miệng lưỡi chúng ta nói ra (x. Mt 12,34-35). --- "Lòng đầy miệng mới nói ra" ---. Con người phát triểm thêm hay bị giãm xuống trong phẩm chất luân lý, do bởi những lời mà họ nói ra và những sứ điệp mà họ chọn lắng nghe. Vì thế, sự khôn ngoan và phân biệt trong việc xử dụng những phương tiện truyền thông xã hội là điều đặc biệt cần thiết, từ phía những nhà chuyên môn về truyền thông, --- những bặc làm cha mẹ và những nhà giáo dục, --- bởi vì những quyết định của họ có ảnh hưởng to lớn trên các trẻ em cũng như trên những người trẻ mà họ có trách nhiệm chăm sóc cho và là những người trẻ xét cho cùng là tương lai của xã hội.
Quý vị
và các bạn thân mến,
Vừa rồi là số đầu tiên của Sứ Ðiệp của ÐTC cho ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội năm 2004, được cử hành vào ngày 23 tháng 5 năm 2004. Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu sứ điệp nầy trong mục thời sự lần sau. Mong quý vị và các bạn sẽ theo dõi.
Phần II & III Sứ Ðiệp của Ðức Thánh Cha cho ngày "Thế Giới Truyền Thông Xã Hội" năm 2004.
(Radio
Veritas Asia 31/01/2004) - Quý vị và các bạn thân mến, Ðầu
tuần qua, mục thời sự đã giới
thiệu số 1 của Sứ Ðiệp của ÐTC Gioan Phaolô II cho ngày
Thế Giới Truyền Thông Xã Hội, lần thứ 38, sẽ được cử
hành vào ngày 23 tháng 5 năm 2004. Chủ đề chính của sứ điệp
là: "Các Phương Tiện Truyền
Thông Xã Hội và Gia Ðình,
một liều lĩnh và một sự phong
phú".
Tưởng
cũng nên nhắc lại nơi đây rằng: ngày
4 tháng 12 năm 1963, Công Ðồng Vaticanô II công bố sắc lệnh
về Truyền Thông Xã Hội, có tựa đề là "Những Ðiều Kỳ
Diệu". Và sau đó, ngày 2 tháng
4 năm 1964, Hội Ðồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội
được Ðức Cố Giào Hoàng Phaolô VI thành lập. Và Ngày Thế
Giới Truyền Thông Xã Hội được cử hành lần đầu tiên
là ngày mùng 7 tháng 5 năm
1967; và để giúp các tín
hữu suy tư và cử hành Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội
nầy, Ðức Giáo Hoàng thường công bố trước một sứ điệp,
bàn về một đề tài đặc biệt. Như thế từ năm 1967
cho đến năm 1978, Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã
công bố 12 sứ điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã
Hội, trong đó có một sứ
điệp --- tức sứ điệp năm 1969 --- nói về đề tài "Những
Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội và Gia Ðình". Tiếp đến,
Ðức Gioan Phaolô Ðệ Nhị, từ năm 1979
cho đến năm 2004, ngài đã công bố 26 sứ điệp, trong
đó có hai sứ điệp --- tức sứ
điệp năm 1979 và sứ điệp
năm 1980 --- nói về tương quan giữa các phương tiện
truyền thông xã hội và gia đình.
Như
thế, kể từ khi cử hành Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội
lần đầu tiên vào năm 1967 đến nay, đã có 38 sứ điệp
được công bố, trong số nầy có
3 sứ điệp nói về cùng một đề tài: tương quan giữa
các phương tiện truyền thông xã hội và gia đình. Dĩ nhiên,
các phương tiện truyền thông xã hội, nhất là trong thời đại
hôm nay với những kỷ thuật tân tiến,
luôn mang đến cho gia đình những giá trị tốt, những sự
phong phú mới nâng cao gia đình, nhưng đồng thời cũng mang đến
những điều tiêu cực, những ảnh hưởng độc hại làm tan
vở gia đình. Chính vì thế mà các phương tiện truyền thông
cũng là một nguy cơ, một liều lĩnh cho gia đình.
Trong mục thời
sự đầu tuần qua, chúng ta đã đọc số 1 của Sứ Ðiệp Ngày
Thế Giới Truyền Thông năm 2004. Hôm nay mục thời sự xin
đọc tiếp số 2 và số 3 của Sứ Ðiệp nầy.
Sau khi đã
giới thiệu và giải thích chủ đề của Sứ Ðiệp Ngày Thế
Giới Truyền Thông Xã Hội năm 2004 --- tức chủ đề nói về
tương quan giữa Các Phương Tiện Truyền Thông xã hội và Gia
Ðình --- Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết tiếp nơi số 2
và 3 như sau:
2.
"Nhờ vào sự phổ
biến rộng rãi chưa từng có của thị trường các phương
tiện truyền thông xã hội trong những thập niên vừa qua, nhiều
gia đình trên thế giới,--- cả những gia đình có phương tiện
tài chánh khiêm tốn, --- giờ đây, từ
nơi nhà riêng của họ, được
tiếp cận với những nguồn tin bao la
và đa biệt nhờ các phương tiện
truyền thông nầy. Kết quả là họ được hưởng những dịp
vô tận và lúc nào cũng sẵn sàng về thông tin, giáo dục,
phổ biến văn hóa và cả phát triển
đời sống thiêng liêng nữa; đây là những khả thể
vượt xa những điều mà những gia đình thời trước có thể có.
Nhưng
chính những phương tiện nầy có
khả năng gây thiệt hại trầm trọng cho các gia đình, qua
việc trình bày một quan niệm không tương xứng --- và cả méo
mó --- về sự sống, về gia đình, về tôn giáo và về luân
lý. Khả năng của các phương tiện truyền thông xã hội
hoặc để cũng cố hoặc để
xóa bỏ những giá trị truyền thống như tôn giáo, văn hóa
và gia đình, (khả năng đó) đã được Công Ðồng Vaticanô
II nhìn thấy rõ ràng; và Công Ðồng đã dạy rằng: "nếu
muốn cho những phương tiện truyền thông xã hội được xử
dụng đúng đắn, thì điều thiết yếu là tất cả những ai xử
dụng chúng, phải biết rõ những nguyên tắc luân lý và
trung thành áp dụng những nguyên tắc nầy" (trích
"Inter Mirifica", số 4). Sự Truyền Thông --- trong bất cứ hình thức nào
--- luôn phải được hướng dẫn bởi tiêu chuẩn luân lý của
việc tôn trọng sự thật và tôn trọng phẩm giá con người.
3.
Những nhận định trên đây có giá
trị đặc biệt đúng cho trường hợp trong đó gia đình
được các phương tiện truyền thông xã hội đối xử.
Một đàng, hôn nhân
và đời sống gia đình thường được mô tả một cách bén
nhọn, sát thực tế nhưng cũng dễ cảm, theo đó được đề
cao những nhân đức như tình thương yêu, lòng trung thành, sự
tha thứ và sự quảng đại
hy sinh chính mình cho kẻ khác. Các phương tiện truyền thông xã
hội tuy có trình bày những đổ vỡ
và những thất vọng không thể nào tránh khỏi của các
đôi bạn và gia đình --- những căng thẳng, những xung đột,
những thụt lùi, những chọn lựa điều xấu và những hành
động xúc phạm --- nhưng
đồng thời cũng biết cố gắng phân biệt điều gì đúng
điều gì sai, phân biệt tình thương chân chính
với những gì giả tạo, và biết nêu ra tầm quan trọng
không thể thay thế của gia đình, như
là tế bào nền tảng của xã hội.
Ðàng
khác, gia đình và đời sống gia đình lại quá thường bị mô
tả một cách méo mó trong các phương tiện truyền thông xã
hội. Sự bất trung, sinh hoạt phái tính bên ngoài hôn nhân,
và sự thiếu vắng một quan điểm
luân lý và thiêng liêng về giao ước hôn nhân,
tất cả những điều tiêu cực nầy được mô tả cách
bừa bải; thêm vào đó, sự ly dị, ngừa thai, phá thai và đồng
tính luyến ái, đôi khi được ủng hộ tích cực. Những lập
trường nầy, cổ võ những yếu tố đối nghịch với hôn nhân
và gia đình, gây thiệt hại cho công ích của xã hội."
Quý vị và
các bạn thân mến,
Vừa rồi chúng ta đã đọc qua hai số, --- số 2 và 3, --- của Sứ Ðiệp của ÐTC cho ngày Thế Giới Truyền thông xã hội năm 2004, trong đó ÐTC đã nhắc đến những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các phương tiện truyền thông xã hội trên gia đình. Chúng ta sẽ còn tiếp tục đọc sứ điệp nầy trong mục thời sự vào tuần tới. Xin chào hẹn gặp lại quý vị và các bạn.
Phần IV Sứ Ðiệp của Ðức Thánh Cha cho ngày "Thế Giới Truyền Thông Xã Hội" năm 2004.
(Radio Veritas Asia 2/02/2004) - Quý vị và các bạn thân mến, Trong hai lần qua, chúng ta đã có dịp đọc qua các số 1, 2, và 3 của Sứ Ðiệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội năm 2004, về chủ đề: "Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội và Gia Ðình: một liều lĩnh và một sự phong phú". ÐTC đã lưu ý những điều tích cực làm cho đời sống hôn nhân và gia đình được nên phong phú, vừa đồng thời cũng cảnh báo là các phương tiện truyền thông xã hội nầy có thể gây hại cho hôn nhân và gia đình.
Giờ
đây, trong những số kế tiếp của Sứ Ðiệp, ÐTC đi vào
trong lãnh vực thực hành cụ
thể hơn. Ngài kêu gọi các nhà truyền thông, các thẩm quyền
trong xã hội dân sự và những bậc làm cha mẹ, hãy làm sao
để những phương tiện truyền
thông xã hội góp phần tích cực làm cho đời sống hôn nhân và
gia đình trở nên phong phú hơn. Mục thời sự hôm nay kính mời
quý vị và các bạn theo dõi tiếp các số còn lại của sứ
điệp của Ðức Thánh Cha cho Ngày
Thế Giới Truyền Thông Xã Hội.
Nơi
số 4 của Sứ Ðiệp, Ðức
Gioan Phaolô II đã khuyến khích
như sau:
"Một
Suy Tư có ý thức về chiều kích luân lý của các phương
tiện truyền thông xã hội nên dẫn đưa đến những sáng
kiến cụ thể nhắm loại trừ những nguy cơ
mà các phương tiện truyền thông có thể gây ra chống
lại điều phúc lợi của gia đình, vừa bảo đảm sao cho những
phương tiện có tác động
mạnh mẽ nầy được luôn là những nguồn mạch đích thực
làm cho gia đình được phong phú. Những nhà truyền thông, những
kẻ nắm giữ công quyền và những bậc làm cha mẹ, tất cả
đều có trách nhiệm đặc biệt trong lãnh vực nầy."
Như
thế, với những lời trên, ÐTC kêu gọi hãy có những
sáng kiến cụ thể vừa loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực,
nguy hại, vừa gia tăng những ảnh hưởng tốt của các phương
tiện truyền thông xã hội trong các gia đình. Và Ðức Thánh
Cha đặc biệt nhắc đến trách nhiệm của ba nhóm người: những
nhà truyền thông, những kẻ nắm giữ công quyền, và những
bậc làm cha mẹ.
Về
trách nhiệm của những nhà truyền thông, ÐTC đã viết như
sau trong Sứ Ðiệp:
"Ðức
Giáo Hoàng Phaolô VI đã lưu ý rằng những nhà truyền thông
chuyên nghiệp nên "biết và tôn trọng những nhu cầu của
gia đình, và điều nầy đôi khi đòi buộc các nhà truyền thông
phải có lòng can đảm đích thật, và luôn
luôn phải có ý thức trách nhiệm cao độ" (trích
Sứ Ðiệp Ngày Quốc Tế Truyền Thông năm 1969). Thật không
dễ để chống lại những áp lực thương mại hoặc chống lại
những yêu cầu chiều theo những ý thức hệ trần tục;
nhưng đó lại là điều mà
những nhà truyền thông có trách nhiệm cần phải làm. Trách
nhiệm thật là cao cả, bởi vì mỗi tấn công vào giá trị căn
bản của gia đình là tấn công vào điều thiện hảo đích thực
của nhân loại."
Với
những kẻ nắm giữ công quyền, ÐTC xác định rõ ràng như
sau:
"Những
kẻ nắm giữ công quyền có một bổn phận nghiêm trọng phải
ủng hộ hôn nhân và gia đình để mưu cầu điều tốt đẹp
cho xã hội. Nhưng thay vì làm như thế, thì nhiều người ngày
nay lại chấp nhận và hành động dựatrên những lý lẽ phóng
khoáng không nền tảng của những nhóm người cỗ võ những
đường lối thực hành góp phần vào hiện tượng đáng quan
ngại của sự khủng hoảng gia đình và làm yếu đi quan niệm
đúng về gia đình. Không cần phải dùng đến phương thế kiểm
duyệt, nhưng những kẻ nắm giữ công quyền cần phải đặt ra
những quy định và những thể thức hướng dẫn, để bảo đảm
sao cho những phương tiện truyền thông xã hội không chống lại
những giá trị tốt của gia đình. Những đại diện cho các gia
đình nên tham dự vào việc soạn ra những quy định và thể thức
nầy."
Và
không phải chỉ những kẻ nắm giữ công
quyền mới phải hàng động như vừa kể trên mà thôi,
nhưng những kẻ có trách nhiệm quản trị các phương tiện
truyền thông cũng có bổn phận phải tôn trọng những giá trị
của các truyền thống văn hóa nữa. ÐTC đã nhắc như sau
trong sứ điệp của ngài:
"Những
kẻ có trách nhiệm đề ra đường lối quản trị
trong lãnh vực các phương tiện truyền thông xã hội cũng
như trong lãnh vực công cộng cũng phải có trách nhiệm thực
hiện một sự phân phối công bằng những phương tiện truyền
thông xã hội trên bình diện quốc gia và quốc tế,
vừa vẫn tôn trọng sự toàn vẹn
của những nền văn hóa truyền thống. Các phương tiện
truyền thông không nên thể hiện một đường lối nghịch lại
với những giá trị vững chắc của gia đình
có mặt trong các nền văn hóa truyền thống,
cũng không nên nhắm đến mục tiêu thay thế những giá
trị tốt nầy bằng những giá trị trần tục của một xã hội
tiêu thụ, dựa theo diễn tiến của hiện tượng toàn cầu hóa."
Ðặc
biệt, ÐTC nhắc đến trách nhiệm của những bậc làm cha mẹ
phải định đoạt về việc xử dụng những phương tiện truyền
thông trong gia đình. ÐTC đã viết như sau trong sứ điệp:
"Những
bậc làm cha mẹ cũng cần quyết định về việc xử dụng những
phương tiện truyền thông trong gia đình. Ðiều nầy có nghĩa là
xếp đặt và đề
ra chương trình khi nào nên dùng
các phương tiện nầy, là
giới hạn chặt chẽ thời gian bao lâu các con cái được xử
dụng các phương tiện nầy, là làm cho việc giải trí nhờ qua
các phương tiện truyền thông trở thành một sinh hoạt chung của
gia đình, là đặt vài phương tiện truyền thông ra ngoài
phạm vi xử dụng của con cái, và theo
định kỳ đặt ra thời hạn hoàn toàn không xử dụng các phương
tiện truyền thông để có thời gian cho những sinh hoạt khác
của gia đình. Trên hết mọi sự, những bậc
làm cha mẹ nên nêu gương tốt cho con cái qua việc chính
họ cũng thận trọng và biết phân biệt chọn lựa trong việc
xử dụng các phương tiện truyền thông xã hội. Nhiều khi những
bậc làm cha mẹ sẽ thấy hữu ích việc tham dự với các gia
đình khác để học hỏi và thảo luận về những vấn đề cũng
như những dịp tốt
trong việc xử dụng các phương tiện truyền thông. Các
gia đình nên nói lên rõ ràng cho các nhà sản xuất, những
kẻ quảng cáo và những người nắm giữ công quyền biết rõ
điều gì họ thích, điều gì họ không thích."
Quý vị và các bạn thân mến, vừa rồi là những khích lệ hết sức cụ thể của ÐTC liên quan đến việc xử dụng các phương tiện truyền thông, để mang lại những lợi ích đích thật cho các gia đình. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn.
(Ðặng Thế Dũng)