Lần đầu tiên, sau 50 năm
những đại diện các Tu Sĩ Việt Nam họp nhau
và nhấn mạnh đến phẩm chất huấn luyện
và đời sống thiêng liêng
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Lần
đầu tiên, sau 50 năm, những đại diện các Tu Sĩ
họp nhau và nhấn mạnh đến phẩm chất huấn luyện và
đời sống thiêng liêng.
Tin
Việt Nam, Bùi Chu (Ucan 21/07/2003) - Tính từ năm 1954 đến nay
(2003), tức sau 50 năm, đây là lần đầu tiên có cuộc họp
toàn quốc các tu sĩ Công giáo ở Việt Nam, để bàn về việc
huấn luyện, việc phục vụ, đời sống thiêng liêng
của các tu sĩ. Hôm ngày 8 tháng 7 năm 2003, có bốn Ðức Cha,
27 đại diện các tu sĩ từ
nhiều Giáo phận khác nhau và những bề trên của các nhà Dòng
tu ở khắp đất nước, đã
đến tham dự "hội nghị toàn quốc lần đầu tiên",
được tổ chức bởi Uỷ Ban Giám Mục Ðặc Trách về
Tu Sĩ.
Hội
nghị đã diễn ra tại Bùi
Chu, cách Hà nội 120 Km về phía Ðông Nam,
tại Tòa Giám Mục của Ðức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm,
giám mục Bùi Chu và là Chủ
tịch Uỷ Ban Giám Mục Ðặc Trách về Tu Sĩ, từ năm 2001 đến
nay (2003). Ðức Cha đã phát biểu trong một buổi thảo luận của
nhóm rằng "một tu sĩ phải
được huấn luyện dựa trên nền tảng của Ðức tin,
Ðức Cậy và Ðức Bác Ái, cũng như trên nền tảng của
lòng nhân ái và khả năng trí tuệ. Thật sự không thể chấp
nhận được, nếu một tu sĩ sống xa hoa, phục vụ cách hình thức,
và như thế sẽ dẫn đến một cuộc sống phi nhân bản, thiếu
lòng tử tế với kẻ khác".
Ðức
Cha Giuse Hoanøng Văn Tiệm, năm nay đã 65 tuổi,
đã đề nghị các Dòng
tu phải cẩn thận hơn khi thu
nhận tu sinh, bởi vì chúng ta "cần chú ý đến phẩm chất hơn
là số lượng". Ðức Cha Tiệm còn nói như sau: "tất cả
các đại biểu tu sĩ hiện diện ở đây đều biểu lộ thiện
ý muốn đổi mới đời sống
tu trì một cách trọn vẹn."
Theo lối chơi chữ, Ðức Cha Tiệm đã nói, các dòng tu có
thể chấp nhận những người "thiếu kích thước", nhưng không
thể chấp nhận cách sống của người
tu sĩ bị "thiếu hụt
những giá trị Phúc âm". Ðức Cha nói:"để trở thành một
tông đồ thực sự của Chúa Giêsu, tu sĩ ngày nay phải có
đời sống đạo đức thiêng liêng, giữ lời khấn khó nghèo,
thanh sạch, vâng lời, và hy sinh chính mình để phục vụ người
khác."
Theo
Ðức Cha Giuse Tiệm, thuộc dòng Don Bosco,
tu sĩ phải truyền bá Phúc Âm bằng việc làm của họ
trong những lãnh vực về giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, từ
thiện và văn hóa, đồng thời biết tôn trọng những quan điểm
của những người không phải là người Công Giáo.
Cha
Vinh-sơn Nguyễn Trung Thành, một Ðại biểu Dòng Chúa Cứu Thế
ở Saigon, đã góp ý theo hướng
của Ðức Cha Tiệm, kêu gọi chú
ý đến điểm thiết yếu của
đời tu là sống nội tâm
gần gủi với Thiên Chúa và phục vụ Giáo hội",
qua tác vụ rao giảng
phúc âm, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ.
Cha Vinh-sơn
Nguyễn Trung Thành
có bằng Thạc sỹ
ngành kiến trúc, nhưng cha đã nhận định như sdau: "Nếu
tôi chỉ quan tâm đến việc thiết kế
những nhà thờ đồ sộ và đẹp,
mà không củng cố đời sống tu đức nội tâm, thì
có lẽ tôi sẽ là một tu sĩ
không tốt."
Những
tu sĩ trẻ của Dòng Mân Côi thuộc Giáo phận Bùi Chu đã cho
Hãng tin UCA biết rằng, họ vui mừng với kế hoạch của Ủy
Ban Giám Mục Ðặc Trách Về Tu Sĩ, muốn cung cấp nhiều khóa
huấn luyện cho các Tu sĩ.
Vị Thư ký của Ủy Ban, Cha Phêrô Nguyễn Văn Ðệ , cũng thuộc dòng Don Bosco, cho biết rằng các thành viên của Ủy Ban đã đi thăm mục vu và đã lượng giá đời sống tu sĩ tại một số Giáo phận và nơi những Dòng Tu lớn ở Việt Nam. Cha Ðệ nói rằng Uỷ Ban Ðặc Trách Về Tu Sĩ giúp các nhà Dòng phát triển và có liên hệ với hàng Giáo Phẩm trong tình yêu mến và tôn trọng. Cha còn cho biết thêm là Uỷ Ban cũng hỗ trợ những sáng kiến cổ võ ơn kêu gọi tu trì, như tổ chức những ngày cầu nguyện cho ơn kêu gọi, tổ chức các buổi hội thảo, và dịch những tài liệu của Giáo hội liên quan đến đời tận hiến ra tiếng Việt. Ủy Ban lên kế hoạch đi thăm mục vụ và tổ chức những khóa huấn luyện cho các tu sĩ tại mỗi Giáo phận. Cha Ðệ cho biết tại Việt Nam có 46 Dòng Tu nữ, 25 Dòng tu Nam và 19 Tu hội đời, với con số tổng cộng là 10,944 tu sĩ , trong số nầy có 518 Linh mục.
(Nguyên Vũ và Ðặng Thế Dũng)