Linh Mục Gustavo Gutierrez, dòng ÐaMinh
lên tiếng bênh vực thần học giải phóng
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Linh
Mục Gustavo Gutierrez, dòng ÐaMinh, lên tiếng bênh vực thần học
giải phóng.
Tin
Italia (Apic 26/12/2003) - Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Nguyệt
San mục vụ, có tên gọi là "TUẦN LỄ" (Settimana), xuất bản
tại Bologna, miền Trung Italia, Linh Mục Gustavo Gutierrez, dòng Ðaminh,
người cha của nền thần học giải phóng, đã lên tiếng bênh
vực cho giá trị thời sự của nền Thần Học Giải Phóng.
Theo
Linh Mục Gustavo Gutierrez, nền thần
học giải phóng chưa bị lỗi thời, bởi vì nền thần học nầy
vẫn tiếp tục lên án những hoàn cảnh sống vô nhân đạo
của biết bao người bị bắt buộc phải sống bên lề xã hội
và lịch sử. Thần học giải phóng đã ghi dấu sâu đậm sinh
hoạt của Giáo Hội trong thời gian 40 năm qua, và không phải
chỉ tại Châu Mỹ Latinh mà thôi.
Linh
Mục Gutierrez nhấn mạnh đến khía cạnh "nhân bản" của dòng
suy tư của mình, một suy tư không bao giờ bỏ quên tinh thần tu
đức. Linh Mục giải thích thêm như sau: "Theo tôi, vấn đề là
sống Phúc Âm, chớ không phải là "thần học". Tôi không
tin vào suy tư Thần Học, nhưng tôi tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Suy Tư thần học không buộc phải tin; Suy Tư Thần học là phương
thế để giúp hiểu tốt hơn sứ điệp kinh thánh và kitô. Nếu
một ngày kia dòng suy tư thần học nầy không còn giúp ích nữa,
thì nó sẽ không còn ý nghĩa nữa và trở thành lỗi thời.
Nhưng đối với Tin Mừng thì khác. Thật là trầm trọng cho tôi, khi nói rằng Tin Mừng không còn ý nghĩa gì nữa. Thần học không quan trọng, mặc dù cá nhân tôi rất thích thần học. Cho đến khi tôi được 40 tuổi, tôi không bao giờ nói về Thần Học giải phóng; tuy nhiên tôi vẫn luôn luôn là người kitô. Nếu tôi đã là người kitô, trước khi có thần học giải phóng, thì tôi hy vọng vẫn còn là người kitô, cả khi không còn thần học giải phóng nữa. Thần học giải phóng không là gì khác hơn là một dòng suy tư đã có chổ đứng đúng giữa lòng giáo hội. Quyền giáo huấn đã lưu ý đến dòng suy tư nầy tại Puebla, rồi tại Santo Dimingo, trong thông điệp "Phát triển các dân tộc", trong biết bao giáo huấn của Ðức Gioan Phaolô II; giáo huấn nầy quả quyết rằng sự nghèo cùng không phải là "hoa trái của Thánh Ý Thiên Chúa", nhưng là "hoa trái" của những hệ thống kinh tế đang gây ra những hoàn cảnh sống dưới mức độ nhân bản cho biết bao người.
(Ðặng Thế Dũng)