Vài Nét giới thiệu Sứ Ðiệp
của ÐTC Gioan Phaolô II
cho Ngày Quốc Tế Hòa Bình
mùng 1 tháng Giêng năm 2004
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Vài
Nét giới thiệu Sứ Ðiệp của ÐTC Gioan Phaolô II cho Ngày Quốc
Tế Hòa Bình mùng 1 tháng Giêng năm 2004.
(Radio
Veritas Asia 17/12/2003) - Sáng Thứ Ba 16 tháng 12 năm 2003, tại Phòng
Báo Chí Tòa Thánh, Ðức Hồng Y Renato Martino, chủ tịch Hội Ðồng
Tòa Thánh đặc trách Công
Lý và Hòa Bình, cùng với những cộng tác viên gần gủi của
ngài tại Hội Ðồng Tòa Thánh, --- Tổng Giám Mục Giampaolo
Crepaldi, Tổng thư ký, Ðức Ông Frank Dewane, phụ tá Tổng Thư
Ký, --- đã giới thiệu cho giới báo chí Sứ Ðiệp của
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho Ngày Quốc Tế Hòa Bình, mùng
1 tháng Giêng năm 2004. Sứ điệp có chủ đề là: "Giáo
Dục Cho Hòa Bình, Một sự dấn thân luôn luôn thời sự."
Giải
thích lý do tại sao ÐTC đã chọn chủ đề nầy, Ðức Hồng Y
Martino đã nói như sau:
"Chủ
đề được đề nghị cho suy tư của mọi thành phần giáo hội
cũng như của những người
thiện chí là: Giáo Dục cho Hòa Bình, một dấn thân luôn luôn
thời sự. Trước những vấn đề trầm trọng liên quan đến
Hòa Bình và sự an ninh của những ngày chúng ta sống, ÐTC muốn
đề nghị một điều đặc biệt thuộc về sứ mạng của Giáo
Hội: đó là trách vụ giáo dục và huấn luyện lương tâm
con người. Với giáo huấn xã hội có từ
lâu về hòa bình, Giáo Hội,
"chuyên viên về tình nhân loại", luôn luôn nhắc lại cho
tất cả mọi người nhớ đến trách vụ căn bản giáo dục
cho hòa bình, trong ý thức rằng, chỉ những con người và những
dân tộc được huấn luyện, trên
bình diện tinh thần và văn hóa, (được huấn luyện) theo những
giá trị hòa bình, mới có khả năng thực hiện hòa bình".
Ðức
Hồng Y cũng cho biết rằng, trong
sứ điệp Hòa Bình năm 2004, ÐTC muốn nói đến
công pháp quốc tế trong một khung cảnh rộng rải hơn, là
khung cảnh về giáo dục cho hòa bình. ÐTC nhấn mạnh đến sự
đóng góp mà Gíao Hội Công Giáo có thể cống hiến cho nhân
loại. Ðó là sự đóng góp trên bình diện giáo dục và huấn
luyện. Nơi số 3 của sứ điệp, ÐTC đã viết như sau: "Chúng
ta, những người kitô, chúng ta cảm thấy sự dấn thân giáo
dục chính bản thân và những kẻ khác cho Hòa Bình như thuộc
về chính sứ mạng của tôn giáo chúng ta."
Sứ
điệp Hòa Bình năm 2004 mở đầu với lời kêu gọi tất cả
những ai bị cám dỗ dùng đến bạo lực, hãy dừng lại suy
nghĩ rằng Hòa Bình là điều có thể thực hiện, và, nếu
được, còn là một bổn phận nữa. Có những mức
độ trách nhiệm khác nhau trong công cuộc xây dựng hoà
bình: mức độ chính trị, khoa học
và văn hóa, giáo dục và khía cạnh liên quan đến lương tâm,
nhất là khi người đó bị cám dỗ xử dụng bạo lực khủng
bố để giải quyết những vấn
đề và những xung đột.
Sau
lời kêu gọi nhập đề, Sứ Ðiệp Hòa Bình nhắc lại giáo
huấn của Giáo Hội về Hòa Bình qua các sứ điệp cho ngày
quốc tế Hòa Bình hằng năm, từ thời
Ðức Phao Lô VI cho đến nay. Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã
thiết lập Ngày Quốc Tế Hòa Bình lần đầu tiên vào năm
1968. Và sứ điệp Hòa Bình
năm 2004 là sứ điệp Hòa Bình thứ 36. Ðức Gioan Phaolô II
nói lên lòng khâm phục đới với vị tiền nhiệm ngài là
Ðức Phaolô VI, người đã có sáng kiến thiết lập Ngày Hòa
Bình Thế Giới vào ngày 1 tháng Giêng hằng năm, và có công
vạch ra con đường có giá trị nhất để đóng góp cho việc
xây dựng hòa bình. Con đường nầy đã được các quốc gia cũng như cộng
đồng quốc tế đánh giá
cao.
Ðức
Hồng Y Martino đã trình bày tiếp như sau:
"Từ
bản văn của Sứ Ðiệp, người
ta có thể dễ dàng ghi nhận ý thức trọn vẹn về một vai trò
đầy trách nhiệm để cổ võ nền Hòa Bình, cũng như
mối quan tâm mục vụ để gia tăng thêm những cố gắng
trong lãnh vực nầy. Mối quan tâm nầy đã được làm nổi bật
nhân dịp kỷ niệm 25 năm triều giáo hoàng của Ðức Gioan
Phaolô II, vị giáo hoàng đã xem sự dấn thân cho Hòa Bình
như là một trong những điểm quan trọng của thừa tác
vụ của Ngài. ÐTC Gioan Phaolô II có niềm xác tín sâu xa rằng:
Hòa Bình không phải chỉ là vấn đề có tầm mức chính trị,
mà còn có chiều kích tôn giáo
nữa. ÐTC Gioan Phaolô II đã quả quyết trong sứ điệp Hòa Bình
năm 2004, như sau: "Trong 25 năm giáo hoàng mà Thiên Chúa đã
cho phép tôi trải qua, Tôi đã không ngừng lên tiếng trước
toàn thể giáo hội và thế giới, để mời gọi tất cả những
kẻ tin, và mọi người thiện chí hãy chấp nhận công cuộc Hòa Bình như là việc của
chính mình, để góp phần thực hiện điều thiện hảo đầu tiên
nầy --- là hòa bình ---, và như thế bảo đảm cho thế giới
có được một thời đại tốt hơn, trong sự chung sống an ninh
và trong sự kính trọng lẫn nhau." (số 1)
Từ
nay chúng ta có thể nói rằng Ngày quốc tế Hòa Bình, được
thiết lập do bởi trực giác giác tốt của Ðức Phaolô VI,
và với sự đóng góp tiếp theo của Ðức Gioan Phaolô
II, đã trở nên "như là
tài nguyên" cho toàn thể nhân loại.
Ðặc
biệt nơi các số 2 và 3 của sứ
điệp Hòa Bình năm 2004, ÐTC Gioan Phaolô II đã nhắc lại tất
cả những chủ đề của các Sứ
Ðiệp Hòa Bình từ khởi đầu
cho đến nay. Tất cả các sứ điệp Hòa Bình, khi được tổng
hợp lại, kết thành một giáo lý về Hòa Bình, một giáo huấn
dễ hiểu, đối với những ai đã
có tâm hồn sẵn sàng, nhưng đồng thời cũng là một giáo
huấn rất đòi hỏi đối với
những ai nhạy cảm về số phận
của nhân loại.
Chúng ta sẽ còn nói nhiều hơn về nội dung của Sứ Ðiệp Hòa Bình năm 2004 trong một bài khác vào những giờ phát thanh kỳ sau. Kính chào quý vị.
(Ðặng thế Dũng)