ÐTC Gioan Phaolô II nhắc lại
vai trò của Công Ðoàn Liên Ðới
đối với giới lao động BaLan
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC
Gioan Phaolô II nhắc lại vai trò của Công Ðoàn Liên Ðới đối
với giới lao động BaLan.
Tin
Vatican (VIS, Apic 11/11/2003) - Sáng thứ Ba 11 tháng 11 năm 2003,
tại Vatican, ÐTC Gioan Phaolô
II đã tiếp kiến những đại diện của Công Ðoàn Liên Ðới
BaLan, trong đó có cựu tổng thống BaLan , Ông Lech Walesa,
và Ðức Tổng Giám Mục Tadeusz Goclowski, Chủ Tịch Ủy Ban
Giám Mục BaLan đặc trách về mục
vụ cho giới Lao Ðộng.
Trong
bài diễn văn đọc trong dịp tiếp kiến nầy, ÐTC Gioan Phaolô II
trước hết đã nhắc lại rằng ngày 11 tháng 11 là ngày kỷ
niệm thành lập nền cộng hòa BaLan vào năm 1918. ÐTC đã nói
như sau: "Quốc Gia BaLan đã dành lại được sự Tự Do vào
ngày 11 tháng 11 năm 1918, sau nhiều năm chiến đấu, trong đó
quốc gia BaLan phải chịu nhiều thiệt thòi và hy sinh. Sự tự
do bên ngoài nầy tuy không bền lâu, nhưng
đất nước BaLan đã
luôn có thể nhờ nó mà duy trì được sự tự do nội
tâm, sự tự do của tinh thần con người.
ÐTC
cũng đã nhắc lại lịch sử công
đoàn Liên Ðới, được khai
sinh để chiến đấu chống lại chương trình hủy diệt sự tự
do của con người, hạ nhục phẩm giá nhân vị và chối bỏ những
nhân quyền căn bản. ÐTC
đặc biệt nhắc đến năm 1979, khi ý thức về sự hiệp nhất
trong điều tốt và trong ước muốn chung của người dân BaLan
muốn được phồn vinh, trong một đất nước lúc đó đang bị
áp bức, (khi ý thức về
sự hiệp nhất đó) đã vượt
thắng trên hận thù và trên ước muốn báo oán, để
trở thành như hạt
giống làm trổ sinh nền dân
chủ của đất nước BaLan. ÐTC
cũng nhắc đến biến cố năm 1989, khi ngài phó thác công đoàn
Liên Ðới, --- lúc đó đã được hợp thức hóa, --- cho
Ðức Mẹ Jasna Gora. Nhưng
ÐTC cũng than phiền là
những biến cố lịch sử của Công Ðoàn Liên Ðới xem ra đã
bị lãng quên. Những thế hệ trẻ hơn không còn biết nhiều
về Công Ðoàn Liên Ðới nữa. ÐTC nói: "Chúng ta có thể
tự hỏi liệu những thế hệ trẻ nầy còn khả năng quý
trọng sự tự do mà họ đang hưởng hay không, liệu họ còn
ý thức được giá đắt đã phải trả, để được hưởng
sự tự do nầy hay không."
ÐTC
quả quyết
rằng những biến cố lịch sử trên của Công Ðoàn Liên
Ðới, là "phần gia tài cần phải luôn được nhắc đến,
sao cho sự tự do không trở thành vô trật tự, nhưng đúng
hơn được mặc lấy hình thức
của sự đồng trách nhiệm.
Trích lại một đoạn của bài diễn văn mà chính ngài đã đọc cho Công Ðoàn Liên Ðới vào năm 1981, ÐTC nhấn mạnh rằng Công Ðoàn Liên Ðới có "những bổn phận quan trọng, có liên hệ đến sự cần thiết phải bảo đảm hoàn toàn cho phẩm giá và hiệu năng của lao động con người, nhờ qua việc tôn trọng những quyền lợi của con người, chủ thể của lao động, trên bình diện cá nhân, gia đình và xã hội. Hoạt động của công đoàn Liên Ðới có liên hệ, --- và cần phải luôn có liên hệ, --- với nền luân lý xã hội. Ngày nay, --- ÐTC nói tiếp --- sự khẩn thiết phải bảo đảm phẩm giá và hiệu năng của lao động con người, đã không mất đi tầm quan trọng". ÐTC nhắc đến những vần đề hiện nay trong lãnh vực lao động tại BaLan, như: nạn thất nghiệp, việc làm tạm thời, việc sa thải công nhân mà không quan tâm gì đến nỗi khổ của người lao động và gia đình của họ, sự khác biệt giữa việc làm tư nhân và công cộng. Và ÐTC nhấn mạnh như sau: "Ðiều cần thiết là công đoàn Liên Ðới phải công khai bênh vực những anh chị em lao động bị chối bỏ quyền góp ý, hay nói lên ý kiến của họ chống lại những gì xúc phạm đến những quyền căn bản của người lao động. Cuối cùng ÐTC lưu ý rằng trong những năm gần đây, công đoàn Liên Ðới đã bị "chính trị hóa". Và ÐTC cảnh tỉnh như sau: "Ngày hôm nay, nếu cộng đoàn Liên Ðới thật sự muốn phục vụ đất nước BaLan, thì công đoàn phải trở về với những gốc rễ của mình. Tất cả mọi anh chị em lao động, --- bất luận ai đang nắm quyền --- đều cần đến sự trợ giúp của Công Ðoàn, để bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của họ."
(Ðặng thế Dũng)