ÐTC tiếp các nghị viên tham dự Hội Nghị
của Tổ Chức An Ninh và Cộng Tác Âu Châu
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC
tiếp các nghị viên tham dự Hội
Nghị của Tổ Chức "An Ninh và Cộng Tác Âu Châu".
Tin
Vatican (VIS 10/10/2003) - Sáng thứ Sáu, mùng 10 tháng 10 năm 2003,
ÐTC Gioan Phaolô II tiếp kiến 350 nghị sĩ, tham dự hai ngày Hội
Nghị tại Roma, của tổ chức "An Ninh và Cộng Tác Âu Châu",
về chủ đề: "Tự Do Tôn Giáo". Hội Nghị bắt đầu vào
ngày 9 tháng 10 năm 2003.
Sau
khi nói lên lòng biết ơn
đối với tổ chức "An Ninh và Cộng Tác Âu Châu" vì sự
dấn thân của tổ chức để bảo
đảm cho nhân quyền căn bản nầy", tức quyền tự do tôn
giáo, ÐTC nhấn mạnh thêm rằng: trong
sự tôn trọng "bản chất
đời thường" của các chính phủ, người ta nên nhìn nhận
vai trò tích cực của những kẻ có niềm tin tôn giáo, trong
sinh hoạt công cộng. Ðiều
nầy đòi hỏi một chế độ đa diện lành mạnh và góp phần
vào việc xây dựng một nền dân chủ đích thực, mà tổ chức
về An Ninh và Cộng Tác Âu Châu đang dấn thân vào.
ÐTC
nhắc đến điều 16 của Văn Kiện Viêna, nói về cam kết của
Tổ Chức "An Ninh và Cộng Tác Âu Châu" để làm cho có
việc tôn trọng tự do tôn giáo nơi các quốc gia thành viên,
và Ngài xác quyết rằng: người ta sẽ gây hại cho xã hội,
khi ép tôn giáo vào trong lãnh vực riêng tư ; xã hội và các
cơ chế dân sự bị nghèo nàn đi, khi cơ quan Lập Pháp của Nhà
Nước cổ võ cho những thái độ
lãnh đạm tôn giáo, chủ nghĩa tương đối hóa và sự pha lộn
tôn giáo, và cả biện hộ cho những thái độ nói trên, dựa
trên quan niệm sai lầm về sự khoan dung tôn giáo.
Trái
lại, tất cả mọi công dân sẽ được lợi, khi có sự tôn
trọng các truyền thống tôn giáo của
dân chúng. Việc cổ võ cho tự do tôn giáo có thể
được thực hiện, nhờ qua việc nhìn nhận tính cách hợp
pháp của các tôn gíao khác
nhau, vừa đồng thời bảo đảm cho căn cước và sự tự do
của mỗi tôn giáo.
Kết luận bài diễn văn của ngài, ÐTC nhấn mạnh rằng việc tôn trọng mọi thể hiện của sự tự do tôn giáo là phương thế hữu hiệu nhất, để bảo đảm cho có sự an ninh và ổn định cho đại gia đình các quốc gia các dân tộc trong thế kỷ thứ 21 nầy.
(Ðặng Thế Dũng)