Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói rằng
nhân bản chủ nghĩa của kitô giáo
mời gọi con người tìm kiếm Thiên Chúa
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Ðức
Thánh Cha Gioan Phaolô II nói rằng nhân bản chủ nghĩa của kitô
giáo mời gọi con người tìm kiếm Thiên Chúa.
Vatican
[Zenit 30/09/2003] - Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói rằng thánh
Toma tiến sĩ vẫn tiếp tục dạy dỗ con người thời đại với
khẳng định mà ngài đã đưa ra từ thế kỷ thứ 13: "con người
đến từ Thiên Chúa và phải trở về với Thiên Chúa".
Trong
một sứ điệp gởi đến Hội
Nghị Quốc Tế về chủ thuyết của thánh Toma, được Ðại học
thánh Toma và Hội Thánh Toma Quốc Tế tổ chức tại Roma hồi
tuần trước, Ðức Thánh Cha kêu gọi trên 500 triết gia, thần
học gia và giáo sư tham dự Hội Nghị hãy tự hỏi: "Sự đóng
góp nào của thánh Toma có thể giúp hiểu và thực hiện chủ
nghĩa nhân bản kitô giáo ở khởi đầu của thiên niên kỷ
mới này?"
Ðức
Thánh Cha giải thích rằng phần đầu của bộ "Tổng Luận" của
thánh Toma tập trú vào Thiên Chúa, phần thứ hai phân tách
về "cuộc hành trình của con người về với Thiên Chúa".
Phần thứ ba của bộ "Tổng Luận" khẳng định rằng Chúa Giêsu"
vì là con người thật, cho nên đã mạc khải nơi Ngài phẩm
giá của mỗi một con người và như thế là con đường để
toàn thể vũ trụ trở về với khởi đầu của mình là Thiên
Chúa".
Theo
Ðức Thánh Cha, tất cả nhân bản chủ nghĩa của thánh Toma
xoay quanh chủ đề: con người đến từ Thiên Chúa và phải trở
về với Thiên Chúa.
Sở
dĩ cái nhìn này không được con người thời đại chấp nhận
là bởi vì họ đã đánh mất sự tin tưởng nơi lý trí và
khả năng siêu hình của mình. Có nhiều hiện tượng cho thấy
con người thời đại không chấp nhận cái nhìn này của thánh
Toma. Những hiện tượng đó
là: khước từ sự siêu việt, chủ nghĩa hư không, chủ nghĩa
tương đối hóa mọi sự, chối bỏ giá trị của trí khôn con
người trong việc tìm kiếm chân lý, chối bỏ linh hồn, đề
cao cái phi lý và cảm tính, sợ tương lai, lo âu vì cuộc sống.
Ðể đối phó với thách đố trầm trọng này, Ðức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu kitô hãy đào sâu và trình bày tư tưởng của thánh Toma. Là người tin tưởng vững mạnh vào lý trí, thánh nhân là người có thể dung hòa được "bản tính và ân sủng".
(Chu Văn)