Châu Phi cần sự thông cảm, hợp tác
và tình đoàn kết từ Tây Phương
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Châu
Phi cần sự thông cảm, hợp tác và tình đoàn kết từ Tây
Phương.
Tin
Roma (Zenit 12/09/2003) - Những gì mà Phi Châu cần từ Âu Châu
và Hoa Kỳ là sự cảm thông, sự hợp tác và tình đoàn kết
chứ không phải võ khí.
Ðó
là lời tuyên bố của ÐHY Francis Arinze, tổng trưởng bộ Phụng
Tự và kỷ luật Bí Tích, trong cuộc phỏng vấn với hãng thông
tấn SIR. ÐHY Arinze bày tỏ quan điểm này của ngài, nhân một
cuộc họp sẽ được tổ chức tại Bồ Ðào Nha vào tháng 2
năm 2004, bởi Ủy ban Liên Hội Ðồng Giám Mục
Âu Châu cùng với sự hợp tác của Liên Hội Ðồng
Giám Mục Châu Phi và Madagascar. Cuộc phỏng vấn ÐHY Arinze tập
trung vào đề tài: "Châu Phi và Âu Châu: Liên Kết Trong Tình
Liên Ðới."
Vị
tổng trưởng bộ Phụng Tự và kỷ luật Bí Tích đã phát biểu
như sau: "Sự thông cảm giữa Âu Châu và Phi Châu là một
nhu cầu rất lớn... Ðể thông cảm đã là một điều to lớn,
bởi vì hiểu được sự khó khăn mà một bên đang đối diện
là một khởi đầu tốt". Tuy nhiên, ngài cảnh giác rằng Tây
Phương nên trợ giúp cho Châu Phi mà không áp đặt quá nhiều
kiểm soát, bởi lẽ mỗi quốc gia, dù là nhỏ, cũng có danh dự
của quốc gia đó. ÐHY Arinze nói thêm: "Âu Châu cần phải
can ngăn các nhóm chuyên gây chia rẽ giữa các nước Châu
Phi hoặc chuyên đi tìm sự hậu thuẫn để bắt đầu những cuộc
nổi dậy bạo động. Có nhiều lãnh vực hợp tác có thể thực
hiện như giáo dục, y tế và phát triển nông nghiệp; và phạm
vi hợp tác này không chỉ giới hạn giữa các cơ quan chính
phủ mà thôi nhưng còn có thể thực hiện qua giáo hội, qua
các tổ chức phi chính phủ..v.v... Cũng thế, Âu Châu không
thể áp đặt các chính sách dân số lên các gia đình tại
Phi Châu, chẳng hạn như chính sách đề nghị mỗi gia đình không
nên có quá hai con. ÐHY Arinze gọi sự áp đặt này là một
điều bất công bởi vì nó ảnh hưởng tới các chiều kích
văn hóa, tôn giáo, xã hội và lương tâm của người Châu
Phi. Và ngài nhấn mạnh: "Chìa khóa để giải quyết nạn nhân
mãn là phát triển".
Liên quan tới vấn đề võ khí lan tràn tại Châu Phi, ÐHY Arinze nhận định: "Ðiều không thể phủ nhận là tình trạng thiếu thốn thực phẩm, nhưng võ khí thì không bao giờ thiếu. Những quốc gia nghèo khó nhất tại đại lục này vẫn có sẵn võ khí để sử dụng. Những võ khí này đến từ đâu? Âu Châu cũng như Bắc Mỹ nên tự đặt cho mình câu hỏi này. Một quốc gia không thể được trợ giúp bằng cách bán võ khí cho quốc gia đó. Các quốc gia Âu Châu nên xét tới các vấn đề đạo đức hơn là chỉ nghĩ tới lợi nhuận kinh tế mà thôi".
(Việt Hùng)