Ðức giáo hoàng Piô XII
và cuộc sát tế người Do Thái
thời đệ nhị thế chiến
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Ðức
giáo hoàng Piô XII và cuộc sát tế người Do Thái thời đệ
nhị thế chiến.
Radio
Veritas Asia - [viết theo Catholic Weekley, Sydney Australia, số ra ngày
7/9/2003] - Mới đây, linh mục dòng tên Charles Gallegher,
sử gia, hiện đang dạy tại Ðại học Saint Louis, bang
Missouri, Hoa kỳ, đã cho công bố nhiều
tài liệu mới cho thấy rằng Ðức hồng y Pacelli, quốc vụ
khanh Tòa thánh dưới thời Ðức Piô XI và sau này là Ðức
Piô XII, đã chống lại Ðức Quốc Xã của Hitler một cách
quyết liệt. Khi được bầu làm giáo hoàng, ngài lại càng có
thái độ cương quyết hơn đối với Hitler. Ngoài ra, nhiều tài
liệu cũng cho thấy chính những người Do thái cũng đã nhìn
nhận rằng vị giáo hoàng này đã cứu thoát rất nhiều người
Do thái khỏi cuộc sát tế của Hitler.
Ðược
bầu làm giáo hoàng ngày 2/03/1939, Ðức Piô XII đã kêu gọi
cộng đồng quốc tế tổ chức một Hội Nghị vào ngày 3/05/1939
để giải quyết các cuộc xung đột một cách ôn hòa. Nhưng lời
kêu gọi của ngài đã không được cộng đồng quốc tế lắng
nghe. Và ngày 24/08/1939 năm đó, trên làn sóng của Ðài Bá
Âm Vatican, ngài đã một lần nữa nài nỉ các nhà lãnh đạo
thế giới tự chế để tránh chiến tranh.
Ngài
khẩn khoản xin Phe Ðồng Minh sớm có hành động để ngăn chặn
bước tiến của Hitler và ủng hộ bất cứ cuộc đảo chánh
nào tại Ðức.
Vào
thời ấy, chính những người Do thái không tin có những lò
hơi ngạt và các trại tập trung đức quốc xã. Cuối tháng 8
năm 1943, ngoại trưởng Mỹ vẫn còn có thể tuyên bố như sau
: "Chưa có đủ bằng chứng để đưa ra một tuyên ngôn liên
quan đến những cuộc hành quyết trong các lò hơi ngạt".
Những
bản báo cáo về các trại tập trung tàn sát của Ðức Quốc
xã đã bắt đầu lọt ra ngoài vào giữa năm 1941 và lần đầu
tiên vào giữa năm 1942, các nước Tây phương đã nghe mô
tả đầy đủ về các lò sát tế của Ðức quốc xã.
Ngày
10/10/1942, Ðức Piô XII đã nhận được một bản báo cáo về
những biện pháp nghiêm trọng của Ðức Quốc Xã chống lại
người Do thái, nhưng "những nguồn tin từ Vatican cho biết rằng
cho tới lúc đó vẫn chưa có thể kiểm chứng được bản báo
cáo đó".
Năm
1943, Ðức Piô XII đã ra lệnh cho đức sứ thần Tòa Thánh
tại Ðức là Ðức cha Cesare Orsenigo đến gặp thẳng Hitler để
phản đối về việc bách hại người Do thái tại Ðức và tại
những vùng bị Ðức quốc xã chiếm đóng. Ðức cha Orsenigo kể
lại rằng khi ngài vừa đề cập đến vấn đề, thì Hitler bất
thần quay lưng lại, đi đến bên cửa sổ và đấm mạnh vào cửa
kính. Sau đó ông quay lại bàn làm việc, chộp lấy một cái
ly và giận dữ ném xuống đất. Ðức cha Orsenigo nói: "trước
một cử chỉ ngoại giao như thế, tôi nghĩ rằng tôi đã làm
xong nhiệm vụ".
Vô
số người Do Thái hiện còn sống
làm chứng rằng Giáo hội Công giáo và Ðức Piô XII
đã làm hết sức để can thiệp cho họ.
Nhưng
trong một thế giới vốn không nhìn nhận bất cứ một vai trò
nào của Giáo hội và của đức giáo hoàng, thì trách cứ
đức giáo hoàng không dùng ảnh hưởng của mình để can thiệp
cho người Do thái khỏi bị sát tế là một bất công.
Tổng
thống Mỹ Theodore Roosevelt cũng quan tâm đến số phận của người
Do thái không kém, nhưng cũng đành phải tuyên bố như sau:
"Chúng ta không thể giải quyết vấn đề theo cách thế thông
thường. Chúng ta đang đứng trước Hitler là một kẻ điên
dại và những người bao quanh ông cũng đang mắc bệnh tâm lý.
Chúng ta không thể đương đầu với họ bằng đường lối thông
thường".
Có
người nêu lên câu hỏi tại
sao đức giáo hoàng Piô XII không công khai dứt phép thông
công Hitler. Thật ra, trong suốt những năm cầm quyền, Hitler chỉ
vào nhà thờ một lần. Ðó là lần ông dự lễ an táng ông
Von Hindenburg. Hitler không theo bất cứ tôn giáo nào. Có người
phê bình Ðức Piô XII vì đã không công khai lên án Ðức
quốc xã. Thật ra, nếu Ðức Piô XII đã công khai lên án
Hitler, thì có lẽ Tòa Thánh Vatican đã bị Ðức quốc xã đem
quân chiếm đóng, đức giáo hoàng đã bị giam tù hoặc bị
giết chết, tất cả mọi tòa sứ thần đều đã bị đóng cửa,
các cơ sở Giáo hội tại những nơi bị Ðức quốc xã chiếm
đóng đã bị tịch thu và những ai đang trú ẩn trong các cơ sở
ấy đã không thể sống sót.
Vào
thời đó, ai cũng biết rằng không có bất cứ một sức mạnh
nào có thể chận đứng được cuộc diệt chủng của Hitler và
ngay cả khi các nước khác có biết được cuộc diệt chủng
này, Hitler cũng không mẩy may lo sợ.
Nhiều người đã thất vọng về thái độ của đức Piô XII, nhưng có ai biết được rằng vị giáo hoàng này đau khổ hơn bất cứ người nào. Năm 1941, ngài viết rằng "mỗi lần ngài muốn lên tiếng một cách mạnh mẽ, thì tự nhiên ngài cảm thấy bị buộc phải giữ thinh lặng; mỗi lần ngài muốn làm một cái gì đó để giúp đỡ, thì tự nhiên ngài lại cảm thấy bị buộc phải kiên nhẫn chờ đợi". Ngài biết rằng ngài hoàn toàn bất lực trước số phận của những người đã nằm trong tay Hitler.
(Chu Văn)