Vài nét về Cọng Hòa Slovakia
nhân dịp Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II
viếng thăm vào ngày 11-14/09/2003
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Vài
nét về Cọng Hòa Slovakia nhân dịp Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô
II viếng thăm vào ngày 11-14/09/2003.
Tin
Roma (Apic 5/09/2003) - Sau
gần hai tháng nghỉ tại Nhà Nghỉ Mát ở Castel Gandolfo,
nay ÐTC Gioan Phaolô II sắp
lên đường thực hiện chuyến viếng thăm thứ 102 ngoài
Italia, tại Cộng Hòa Slovakia, từ ngày 11 đến 14 tháng 9 năm
2003. Theo nguồn tin của hãng Thông tấn Công giáo Thụy Sĩ Apic,
vì lý do sức khỏe, ÐTC phải giãm nhẹ chương trình viếng thăm,
đến mức tối thiểu. Ðây là chuyến viếng thăm lần thứ
III của ÐTC tại vùng đất nầy. Lần thứ nhất vào năm 1990,
lần thứ hai là vào năm 1995. Cao điểm của chuyến viếng thăm
thứ 102 nầy là lễ phong
chân phước cho hai vị tử đạo Slovak
trong thời sống chế độ cộng sản, vào ngày Chúa Nhật
14 tháng 9 năm 2003, tại thủ đô Bratislava.
Vì
ÐTC luôn phải ngồi trên xe lăn, để di chuyển và nhất
là cả khi cử hành Thánh Thể, nên ÐTC phải giới hạn những
cuộc gặp gỡ trong chuyến viếng thăm sắp đến. Ðây là việc
khá phức tạp và khó làm, vì nghịch
lại thói quen thông thường của ÐTC; ngay từ những chuyến
viếng thăm đầu tiên, ÐTC muốn gặp đủ mọi thành phần xã hội của đất nước được ngài đến thăm.
ÐTC gặp gỡ tiếp xúc với những đại diện của thế
giới văn hóa, khoahọc và nghệ thuật, và cả những đại
diện của các tôn giáo khác nhau. Nhưng giờ đây, trong chuyến
viếng thăm Slovakia ngày 11 đến 14/09/2003, ÐTC
phải bớt đi những hoạt động, những gặp gỡ, vào mức
tối thiểu cần thiết, chỉ vì lý do sức khỏe. Khi đến phi trường
thủ đô Bratislava, vào ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm,
ÐTC không thể nào không gặp gỡ với vị nguyên thủ quốc
gia Slovakia, Ông Rugolf Schuster,
rồi với ông chủ tịch quốc hội Jozef Migas, và ông thủ tướng
chính phủ Mikulas Dzurinda, tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Cách
đây 10 năm, cộng hòa Tiệp Khắc phải chia đôi thành hai cộng
hòa riêng biệt, Cộng Hòa Tchèque,
và Cộng Hòa Slovakia. Theo nguồn tin Apic, thì ÐTC sẽ
nhắc đến tầm quan trọng của Tự Do Tôn Giáo, tại một
quốc gia đã phải chịu đau khổ trong vòng hơn 50 năm dưới chế
độ độc tài Ðức quốc xã và độc tài cộng sản. Người
ta dự trù là vào năm 2004, Cộng Hòa Slovakia sẽ được gia
nhập vào Liên Hiệp Âu Châu.
Chắc chắn rằng ÐTC sẽ nhắc đến tầm quan trọng của Cộng Hòa
trẻ trung có đa số dân là công giáo, hãy làm sáng tỏ những
gốc rễ kitô của mình. ÐTC cũng muốn làm sao cho tất cả mọi
người kitô có được chổ
đứng ưu tiên trong việc xây dựng Liên Hiệp Âu Châu. ÐTC
cũng có thể dựa vào dữ kiện là Cộng Hòa Slovakia, trên bình
diện địa lý, nằm ở trung tâm Âu Châu, để nhắc đến vai
trò của cộng hòa Slovakia như là điểm hòa nhập giữa Tây
Phương và Ðông Phương.
Mặc
cho một tâm thức nặng mùi duy vật, hệ quả của ý thức hệ
marxít, ÐTC Gioan Phaolô II vẫn
còn gặp được một giáo
hội sống động, biết lấy lại chổ
đứng của mình trong xã hội. Hàng trăm ngàn người công
giáo đang nô nức chờ đợi ÐTC. Cha Angelo Lemme, bề trên của
cộng đoàn các tu sĩ Augustin tại Slovakia đã cho biết như sau:
"Cùng với những anh em linh mục khác, chúng tôi
nhìn thấy được sự hăng say mà chuyến viếng thăm của
ÐTC sắp khơi dậy lên. Chuyến
viếng thăm của ÐTC không phải chỉ là sự nâng đỡ lớn
cho người công giáo tại Slovakia,
nhưng còn cho những người
kitô khác nữa biết nhìn thấy nơi con nguời của vị thủ lãnh
của Giáo hội Công gíao một người đối thoại đáng tin tưởng".
ÐTC
Gioan Phaolô II đến thăm Cộng Hòa Slovakia hiện đang trong tình
trạng khá căng thẳng trên bình diện chính trị và xã hội,
nhất là vì dự án luật muốn gia tăng thời gian thai nhi để thực
hiện việc phá thai. "Các giám mục tại Slovakia đã mở chiến
dịch cầu nguyyện trong tất cả mọi giáo xứ để định vị tối
đa có thể chuyến viếng thăm trên bình diện mục vụ. Nhưng
theo Cha Lemme, kết quả mong muốn, chưa thể đạt được. Hôm ngày
2 tháng 9 năm 2003, ÐHY Chryzostom Korec cho biết là ngài "kinh ngạc"
vì bầu khí hiện nay nơi những chuẩn bị. Ngài cảm thấy hối
tiếc, vì dư luận công chúng tại Slovakia "đang bàn luận về
những tốn kém của chuyến viếng thăm, thay vì nhìn đến khía
cạnh thiêng liêng. Cộng Hòa Slovakia cần nên hãnh diện
được đón tiếp ÐTC ba lần trong vòng hơn 10 năm. Việc chuẩn
bị hiện đang hướng về những nghi lễ
phong chân phước, một sinh hoạt chắc chắn sẽ quy tụ
nhiều nguoời tham dự.
ÐTC
Gioan Phaolô II sẽ phong chsân phước cho hai vị Tử Ðạo, Ðúc
Cha Basil Hopko (1904- 1976) và Nữ
Tu Zdenka Sdchelingova (1916-1955). Cả hai đã chết trong tù, sau khi bị
chính quyền cộng sản của thời đó bắt giữ. ÐTC sẽ dùng dịp
nầy để mời gọi tất cả những nguời trẻ của Cộng Hòa
Slovakia hãy đấn thân trong Giáo Hội và trong xã hội. Theo cha
Angelo Lemme, thì Slovakia hiện có 17% là những kẻ thất nghiệp,
phải đương đầu với nhiều đợt di dân của người trẻ
sang cộng hòa Tchèque hay Áo quốc. "Sự hiện diện của ÐTC
sẽ là nguồn khuyến khích tất cả những người trẻ đang khao
khát một tương lai đầy đủ
và tốt dẹp hơn; ngài khuyến khích các bạn trẻ hãy lãnh lấy
trách nhiệm và tham dự vào việc xây dựng môt xã hội công
bằng hơn.
Chúng ta hãy lướt qua tình hình Giáo hôi Công giáo tại Slovakia: Giáo Hội Công Giáo tại Slovakia hiện có khoảng 4 triệu tín hữu; trong số nầy 5% là Công giáo Ðông phương, theo nghi thức công giáo hy lạp, đa số tặp trung ở miền đông của cộng hòa Slovakia. Sau Giáo Hội Công Giáo, đến giáo hội Tin Lành chiếm 6% dân số, và sinh sống ở miền trung của đất nước, trong vùng Banska Bystrica, nơi mà ÐTC sẽ đến thăm, vào ngày 12 rháng 9 năm 2003. Một phần tư (25%) những người Slovakia, thì xưng mình là vô thần. Kitô giáo đã được truyền giảng trong vùng nầy, vào lúc hai thánh Cyrillo và Mêtôdio, đến truyền giáo vùng nầy, vào thế kỷ thứ IX. Hai thánh anh em nầy ngày nay là hai vị thánh đồng quan thầy Âu Châu; hai ngài đã có công chuyển dịch những bản văn phụng vụ ra tiếng Slavô, đã xây dựng nhừng Nhà Thờ, thiết lập những tương quan chặt chẽ với Roma, Constantinopoli và Ðại Moravia. Kể từ khi chế dộ cộng sản bị sụp tại Slovakia, đạo công giáo chiếm lại vai trò ưu tiên. Giáo Hội tại Slovakia ngày nay có 2,474 linh mục, nghĩa là một linh mục chăm sòc cho 1,631 tín hữu, và hiện có 867 ứng sinh lên chức Linh Mục.
(Ðặng Thế Dũng)