10 ngàn bạn trẻ Thụy Sĩ
sẽ đón tiếp ÐTC đến thăm
vào tháng 6 năm 2004
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
10
ngàn bạn trẻ Thụy Sĩ sẽ đón tiếp ÐTC đến thăm vào tháng
6 năm 2004.
Tin
Thụy Sĩ (Apic 4/09/2003) - Khoảng 10 ngàn bạn trẻ Thụy Sĩ sẽ đón
tiếp ÐTC đến thăm, vào chủ nhật 6 tháng 6 năm 2004, nhân dịp
Cuộc Họp Mặt Toàn Quốc lần đầu tiên Giới Trẻ Thụy Sĩ.
Ngoài ra, xét vì biến cố mở rộng cho tất cả mọi người
tham dự, nên ban tổ chức dự trù có thêm khoảng 50 ngàn tín
hữu tham dự cuộc Gặp Gỡ nầy. Với chủ đề: "Hãy Ðứng
Dậy Ði!" cuộc gặp gỡ vẫn được tổ chức, cả khi ÐTC
không thể đến được, vì lý do sức khỏe.
Các
Giám mục Thụy Sĩ đã xác nhận như trên sau khi kết thúc phiên
họp thường niên Hội Ðồng Giám Mục Thụy Sĩ, lần thứ 261.
Các ngài cũng bài tỏ lập trường đối với chính sách di
dân của Chính Phủ. Theo các giám
mục, sự hiện diện của những
ngưởi di dân tại Thụy Sĩ là một
sự kiện hiển nhiên,
chớ không phải là một hiện tượng chóng qua mà thôi. Vậy
cần phải xử dụng nhiều phương thế hơn, để
hội nhập những nguời di dân vào trong xã hội Thụy Sĩ.
Các giám mục Thụy Sĩ yêu cầu chính phủ hãy đặt con người
vào Trung Tâm của chính sách. Các ngài nói như sau: "Chính sách
về di dân không nên được thiết lập chỉ do bởi định luật thị trường "mua bán" lao động,
mà còn phải lưu ý đến yếu tố gia đình nữa."
Lập
trường của các giám mục
Thụy Sĩ có tầm quan trọng đáng kể, vào lúc mà Quốc Hội
Thụy Sĩ đang sửa lại luật của
Liên Bang Thụy Sĩ về người
ngoại quốc, về quốc tịch, và về việc xin tị nạn.
Trong
thế giới, hiện nay, tổng cộng có 175 triệu người di dân, 25
triệu người không giấy tờ. Và trong tương lai, có khả thể
gia tăng con số nầy. Ông Fulvio Caccia, --- trước đây là chủ
tịch của Ủy ban liên bang Thụy Sĩ về người ngoại quốc từ
năm 1991 đến năm 2000, và nay là chủ tịch của Ủy ban Di
Dân "Migratio" của Hội Ðồng
Giám Mục Thụy Sĩ --- ước mong sao
cho việc thảo luận về tương lai của hiện tượng di dân,
được đặt trong viển quan rộng rãi hơn viễn quan hiện nay, nghĩa
là cần phải vượt qua khỏi vấn đề "thị trường mua bán
lao động", hoặc vấn đề về "an ninh quốc gia", để nghĩ đến
việc cách biệt về phát triển giữa Bắc và Nam Bán Cầu và
tiến triển dân số của Thụy
Sĩ.
Ủy Ban Di Dân của Hội Ðồng Giám Mục Thụy Sĩ yêu cầu có một chính sách về quốc tịch rộng rãi hơn đối với người ngoại quốc và một việc chấp nhận cởi mở hơn những anh chị em di dân từ những nước thuộc thế giới thứ ba.
(Ðặng Thế Dũng)