Huấn Ðức của ÐTC Gioan Phaolô II
Trưa Chúa Nhật 27 tháng 7 năm 2003
ÐTC Gioan Phaolô II kêu gọi
tái rao giảng tin mừng cho Âu Châu
và kêu gọi ngưng chiến
tại Liberia bên Phi Châu
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Huấn Ðức của ÐTC Gioan Phaolô II trước giờ Kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 27 tháng 7 năm 2003.
(Radio
Veritas Asia 2/08/2003) - Trong bài huấn đức trước
Khi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu vào trưa Chúa Nhật
27 tháng 7 năm 2003, ÐTC Gioan Phaolô II kêu gọi tái rao giảng
tin mừng cho Âu Châu và kêu gọi ngưng chiến tại Liberia bên
Phi Châu. ÐTC đã nói như sau:
Anh
chị em rất thân mến,
Giáo
Hội đã lãnh nhận từ Chúa Kitô phục sinh mệnh lệnh hãy
rao giảng Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Trong những
Chúa Nhật thời gian nầy, Tôi đã
nhiều lần nhắc lại rằng những cộng đồng giáo hội tại
Âu Châu, một cách đặc biệt, được kêu gọi thực hiện
trách vụ rao giảng nầy. Phải, trong đại lục âu châu nầy,
ước chi tất cả mọi tín hữu biết
tìm lại được lòng hăng say phúc âm để rao giảng và
làm chứng.
Nếu
còn vài vùng, vài môi trường đang chờ được rao giảng
Tin Mừng lần đầu tiên, nhưng mọi nơi, công việc rao giảng
Phúc Âm cần được canh tân. Thật vậy, thường khi
sự hiểu biết về kitô giáo được mọi người kể như
là đã biết đủ rồi, nhưng thực tế thì KinhThánh được ít
người đọc và suy niệm, và giáo lý thì không luôn được
đào sâu, các bí tích ít
được cử hành hay lãnh nhận. Như thế, thay thế cho một
đức tin đích thực, thì đang được phổ biến một thứ tâm
tình tôn giáo mơ hồ và ít
dấn thân, một tâm tình tôn giáo có thể biến
thành chủ thuyết vô tri và vô thần thực tiển nữa.
2.
Âu Châu ngày nay đòi hỏi sự hiện diện của những người
công giáo trưởng thành trong đức tin và cần sự hiện diện
của những cộng đồng kitô có tinh thần truyền giáo, để làm
chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người
(x. Tông huấn "Giáo Hội tại Âu Châu", số 10).
Việc
tái rao giảng Chúa Kitô nầy đòi hỏi được đi kèm với sự
hiệp nhất sâu xa và sự hiệp thông bên trong giáo hội, cũng
như bởi một sự dấn thân chân thành trong lãnh vực đại
kết và trong công cuộc đối thoại với những tín đồ của
các tôn giáo khác. Tin Mừng là
ánh sáng chiếu tỏa trên toàn thể lãnh vực rộng lớn của
sinh hoạt xã hội: gia đình , văn
hóa, các trường trung học và đại học, giới trẻ, các phương
tiện truyền thông xã hội, sinh hoạt
kinh tế và chính trị, vân vân... Chúa Kitô đến gặp con
người tại bất cứ nơi nào con người sinh sống và làm việc;
Chúa mang đến
ý nghĩa trọn đầy cho
cuộc sống con người.
3.
"Hỡi Giáo Hội tại Âu Châu, hãy bước vào ngàn năm mới
với sách Tin Mừng trên tay!" (GH tại Âu Châu số 65). Ðó
là lời kêu gọi phát xuất từ Khóa Họp
Thượng Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu năm 1999.
Ước gì mọi cộng đồng giáo hội đón nhận lời mời
gọi nầy với niềm vui, vừa trở thành, -- trong từng yếu tố
kết thành cũng như trong toàn thể cộng đoàn ---, dấu chỉ hữu
hình cho sứ điệp cứu rỗi.
Nguyện
xin Mẹ Maria rất thánh, Mẹ Giáo Hội và là Nữ Vương các
Thánh Tông Ðồ, cầu cùng Chúa ban cho chúng ta được ơn trọng
nầy.
Sau
những lời trên, ÐTC xướng kinh Truyền Tin với mọi người
hiện diện. Sau Phép lành Tòa Thánh, ÐTC Gioan Phaolô II kêu gọi
thể hiện tình liên đới với các dân tộc nạn nhân chiến
tranh tại Phi Châu. Ðặc biệt ÐTC yêu cầu ngưng chiến tại
Liberia, để đối thoại và kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy
can thiệp. ÐTC đã nói như sau:
"Cuộc
gặp gỡ hôm nay cũng là dịp thuận tiện để biểu lộ tình
liên đới của chúng ta với những anh chị em tại Phi Châu, nơi
mà, bên cạnh những tiến bộ và những sáng kiến tích cực
thực hiện hoà bình, vẫn còn có những lò lửa bạo lực
giết người. Tôi muốn nhắc đặc biệt đến những tin tức
bi thảm đến từ Liberia. Trước những thử thách của những
dân tộc thân yêu nầy, chúng
ta không thể không yêu cầu tất cả những ai đang có vũ khí
trong tay, hãy hạ khí giới
xuống, để tạo khoảng rộng cho cộng cuộc đối thoại và cho
hành động của cộng đồng quốc tế".
Rồi bằng tiếng Pháp, ÐTC cầu chúc cho các tín hữu biết múc lấy từ Lời Chúa sức mạnh cần thiết cho cuộc hành trình sống đời kitô mỗi ngày. Bằng tiếng Anh, ÐTC cầu chúc các tín hữu, nhờ sự can thiệp của Mẹ Maria, mà sống thân thiết gần gủi với Chúa Giêsu Con Mẹ, và là Ðấng cứu chuộc nhân loại.
(ÐTD)