Vài  nét về  hiện tượng

trẻ đường phố tại MONGOLIA

 

Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines

 

Vài  nét về  hiện tượng "trẻ đường phố" tại MONGOLIA.

Tin Mongolia (UCAN 28/07/2003) - Mông Cổ  là một quốc gia chỉ có hai triệu rưỡi dân; nhưng hơn một triệu người sinh sống tại Thủ Ðô Ulaan-baatar. Và thành phố thủ đô này tiếp tục gia tăng dân số, và  do đó số "trẻ đường phố" cũng gia tăng.

Cha Gilbert Sales, thuộc Hội Dòng  "Thánh Tâm Vô Nhiễm Mẹ Maria",  cho biết: "Mông Cổ có 4,000 trẻ đường phố. Trong số nầy có khoảng 2,000 em hiện đang sống lang thang trên các hè phố của Thủ đô Ulaanbaalar. Trong số 2,000 đứa trẻ đường phố  tại thủ đô Mông Cổ,  thì có khoảng  900 em thường xuyên sống trên đường phố,  và số còn lại khoảng 1,100 em,  có khi sống trên đường phố có khi trở về nhà".

Cha Sales biết được nhiều tên của những đứa trẻ lang thang bụi đời, bởi vì hàng tuần Cha đến thăm những nơi các em hay tụ tập ngay trên đường phố. Cha phân phát thực phẩm và quần áo cho các em; Cha mời  các em đến Trung Tâm "Chăm Sóc Trẻ Ðường Phố" mỗi tháng một lần để dùng bữa ăn nóng,  và có điều kiện tắm nước nóng. Cha Sales đã thành lập và điều hành trung tâm này từ năm 1995. Hiện nay Trung Tâm có 120 trẻ đường phố đang sống và sinh hoạt ở đây.

Mới đây Cha Sales đã cho Hãng  Tin  Công Giáo  Á Châu biết như sau:  "Mỗi tuần tôi "đi tiếp cận với trẻ trên đường phố",  và có khi tôi mang về Trung Tâm, những trẻ bị bịnh, những trẻ đã sống lâu năm trên đường phố, hoặc có những đứa trẻ vừa bỏ nhà ra đi. Hiện nay, trong tổng số trẻ mà chúng tôi tiếp cận được,  thì có 90% các em ở lại Trung Tâm.  Số còn lại 10%, chúng tôi giúp các em trở về với gia đình, hội nhập vào cuộc sống mới của cộng đồng và của xã hội. Và thường thì Trung Tâm của chúng tôi không có chỗ trống."

Cha Sales so sánh thêm như sau: "Trung Tâm Amgalan do nhà nước điều hành,  chỉ có 50% số trẻ  chấp nhận ở lại Trung Tâm. Phần còn lại 50%  những trẻ em  bị Cảnh sát "thu gôm" đưa vào Trung Tâm của chính phủ, thì trở lại cuộc "sống lang thang phiêu bạt" trên đường phố, với tâm trạng không bằng lòng  với  "kỷ luật" được   áp  dụng tại Trung Tâm của Chính Phủ."

Cha Sales nhận xét như sau: "Những đứa trẻ này bị đẩy vào cảnh sống ngoài đường phố,  là do bởi sự nghèo đói, do bởi thiếu chăm sóc  cho các gia đình,  thiếu đồ ăn, thiếu chỗ trú thân, và do  tật  nghiện rượu nữa.

Cha Sales kể tiếp: "Trong mùa hè, các em hưởng được khí hậu ôn hoà, có thể tắm sông và tìm kiếm thức ăn.  Nhưng thời gian mùa hè tại Mông-Cổ  rất ngắn, bởûi vì ngày cuối cùng  để tuyết tan  là vào tháng 5, và mùa tuyết mới là vào tháng 8".

Nhưng trong mùa Ðông, khí hậu lạnh xuống âm từ 35-40 độ C. Lúc đó, những đứa trẻ đường phố bắt đầu đói và rét. Chúng liền mạo hiểm đi ra khỏi những lỗ cống để đi xin ăn, mượn, hoặc đi "chôm" đồ ăn của người khác."  Cha cho biết thêm: "Những đứa trẻ đường phố này phải trú ẩn dưới đất, tại những chỗ dơ bẩn, chật hẹp,  để gần được những chỗ có đường nước nóng đi qua."

Có một tổ chức Phi Chính phủ (NGO) mới được thành lập. Tổ chức xã hội này quan tâm đến nhu cầu của trẻ đường phố hiện nay. Ngoài ra, tổ chức xã hội này cho biết: hiện nay, vấn đề cấp bách là sự nghèo đói liên kết với đời sống của trẻ em trên đường phố.

Ông William Defoort-Vierstraete và vợ của ông đã đến Mông cổ để làm việc cho tổ chức xã hội này, được gọi là tổ chức Yurt. Tổ chức xã hội Phi Chính Phủ này, được thành lập vào tháng 3 năm 2003. Mục đích của tổ chức xã hội này là: "giúp cung cấp việc làm cho trẻ đường phố ở Mông Cổ".

Ông Defoort-Vierstraete cho biết,  tổ chức xã hội của ông sẵn sàng hỗ trợ cho những dự án về vấn đề: "Tìm kiếm công ăn việc làm cho người dân", giúp đỡ những dự án về "phát triển", và giúp "thăng tiến việc  buôn bán".

Ông William nầy là một cán sự xã hội người Bỉ; Ông đã nói với  hãng tin Công giáo Á Châu rằng  không những nạn thiếu việc làm tại thủ đô ở mức độ cao, nhưng còn những người vừa mới từ nhà quê lên thủ đô, thì thường là không thể "đăng ký" với thẩm quyền tại địa phương. Nếu không đăng ký cư trú với chính quyền tại địa phương, thì  họ không thể nào gửi con cái đi học ở những trường nhà nước, không thể tìm được việc làm hợp pháp tại thủ đô, và nếu phải đau bệnh, thì lại  không được vào các bệnh viện để chữa trị.

Hiện nay những tổ chức xã hội giúp cho trẻ đường phố ở Mông cổ gồm có: Hiệp Hội Trẻ Em Christina Noble, văn phòng chính ở Ái Nhĩ Lan, Tổ Chức Giúp Ðỡ Quốc tế, Hội Hoàn Cầu Khải Tượng, Gió Hòa Bình của Nhật Bản, Tổ Chức Cứu Trợ Trẻ Em của Anh Quốc.  Hiệp Hội Trẻ Em Christina Noble đặt văn phòng ở Mông Cổ từ năm 1997.  Vị chịu trách nhiệm về dự án giáo dục tại Mongolia của Hội Trẻ Em Christina Noble, cô Oyungerel, đã kể tổng quát cho hãng tin Ucan  về nhiều dự án  của Hội  nhắm giúp cho trẻ em nghèo và trẻ đường phố ở  Mongolia.

  cho biết hiện nay có 36 trẻ sống ở làng "Ánh Mặt Trời"  đã có những "Bảo Mẫu" theo truyền thống văn hóa-giáo dục của đất nước này. Hiện nay có năm "Bảo Mẫu" đang nuôi dưỡng trẻ đường phố theo mô hình truyền thống của người Mông Cổ. Mỗi người bảo mẫu có một vườn rau riêng. Bảo mẫu còn là người dạy cho trẻ đường phố cách chăn nuôi gia súc, như nuôi cừu, nuôi  dê, nuôi gà lấy trứng và bò.

Ngoài ra, còn có  khoảng 650 đứa trẻ nghèo, có nguy cơ bị đẩy vào đường phố, đang được những nhà hảo tâm ngoại quốc giúp đỡ."

Cô Oyungerel cũng cho biết, các nhân viên của Hội Trẻ Em Christina Noble đi thăm đều đặn "nhà tù thiếu nhi" tại thủ đô  Mông Cổ  dành cho những người trẻ trong hạn tuổi từ  14 đến 18 tuổi. "Nhà tù thiếu nhi", ngoài chức năng giam giữ trẻ vị thành niên, còn có chức năng như một trung tâm huấn luyện.  Có một số em thiếu nhi trong nhà tù này mù chữ,  vì vậy các em không thể nào tham gia lớp học  được tổ chức tại Nhà Tù. Ðể giúp các em theo kịp với những bạn khác, giáo viên của Hiệp Hội Christina Noble đã giúp cho 24 em trai thoát khỏi nạn mù chữ và theo học kịp với những bạn bè khác.

Ngoài ra Hiệp Hội Christina Noble còn tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và thường xuyên cho những người dân cư ngụ tại làng "Ánh Dương", và cho những đứa trẻ trong "nhà tù thiếu nhi". Hiệp Hội Christina Noble còn điều hành một "Nhà Thương Khám Bệnh Miễn Phí" ở Enerel, cứ 3 ngày trong tuần, tổ chức  khám bệnh miễn phí cho trẻ em nghèo và cho trẻ đường phố.

Tổ Chức có tên gọi là "Trợ Giúp Quốc Tế" đã áp dụng đường lối giải quyết vấn đề "trẻ em đường phố" dựa trên căn bản gia đình; Tổ Chức nầynhững căn phố tại Thủ Ðô ULAAN-BAATAR;  và trong những căn phố nầy, có khoảng từ 6 đến 8 em sinh sống với những thiện nguyện viên, do Hội  Kitô "Thụy Sĩ -- Ðức" trợ giúp.

Và anh Johannes, một trong những thiện nguyện viên của tổ chức "Trợ giúp Quốc Tế", đã bắt đầu những tổ thủ công chế tạo nỉ; những tổ thủ công nầy dành cho những cha mẹ của các trẻ em nghèo, để họ có chút  thu hoạch và như thế giúp cho gia đình  còn được sống đoàn tụ với nhau.

Em Batbayar, --- một trong những đứa trẻ đường phố , nhưng được anh Johannes thu nhận, --- Em  có ý định  cho lại  điều mà em đã lãnh nhận. Em đã nói với hãng tin UCA như sau: "Em sắp lập gia đình; Và hai vợ chồng em sẽ tiếp tục nuôi dạy "những đứa trẻ lang thang" giống như anh Johannes đã từng làm việc giúp đỡ chúng em vậy."

Theo anh Johannes, thì đây là "bí quyết" làm cho công việc phát triển. Mục tiêu nhắm đến là "chia sẻ Tin Mừng."

 

(Nguyên Vũ và Ðặng Thế Dũng)

 

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page