Một Nhà Xuất Bản tại Ý phát hành
Toàn Tập Những Hiệp Ước
giữa Tòa Thánh Vatican và Các Quốc Gia
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Một
Nhà Xuất Bản tại Ý phát hành "Toàn Tập Những Hiệp
Ước" giữa Tòa Thánh Vatican và Các Quốc Gia.
Tin
Roma (Apic 24/07/2003): Nhà Xuất
Bản "Dehonia" tại Ý vừa phát hành một tập sách dày 2,500
trang, có tựa đề là "Toàn
Tập Những Hiệp Ước" thu
góp tất cả những
Hiệp Ước (Concordats) đã được ký kết giữa Tòa Thánh
Vatican và Các Quốc Gia, trong vòng hai thế kỷ qua.
Tập
Sách được
ÐHY Angelo Sodano, quốc vụ khanh Tòa Thánh đề tựa,
và thu góp tất cả những bản văn chính thức, theo thứ
tự thời gian, xác định những tương quan giữa
Tòa Thánh và các Chính Phủ các Quốc Gia, trong hai thế kỷ
qua. Văn kiện đứng đầu danh sách là
Hiệp Ước (concordat) được
ký kết giữa Ðức Cố Giáo Hoàng Piô VII và Hoàng Ðế
NAPOLEON Ðệ Nhất. Những
văn kiện cuối cùng là những "Hiệp Ước" giữa Tòa Thánh
và các quốc gia tại Trung
và Ðông Âu.
Ðặc
biệt của "Toàn Tập Những Hiệp Ước"
nầy là bản phân tích
chủ đề nơi cuối sách. Bản Phân Tích Chủ Ðề cho phép người
nghiên cứu so sánh những giải pháp khác nhau đã được áp
dụng trong dòng thời gian cho cùng một vấn đề.
Trong
lời đề tựa cho "Toàn Tập Những Hiệp Ước", ÐHY Sodano
cầu chúc cho Tập Sách góp
phần làm cho người ta hiểu tốt hơn về sự dấn thân của Tòa
Thánh, để cổ võ những con đường cộng tác mới với các
quyền bính dân sự, và như thế,
trả lại cho Cêsar những gì thuộc về Cêsar, và yêu cầu
Cêsar trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài."
Trong
quá khứ, người ta đã bàn thảo nhiều về bản chất và sự
thích hợp hay không thích hợp của những bản Hiệp Ước giữa
giáo hội và thẩm quyền dân sự. Nhưng Công Ðồng Vaticanô
II (1962- 1965) đã tái xác nhận nguyên tắc nầy là: Nếu cộng
đồng chính trị và giáo hội, --- cả hai đều độc lập với
nhau, mỗi bên theo
lãnh vực riêng --- càng thực
hiện công cuộc phục vụ cho tất cả mọi người dân, --- thì
cả hai sẽ càng cộng tác với nhau, theo những cách thế phù
hợp với những hoàn cảnh thời gian và nơi chốn.
Hiện tại, Tòa Thánh Vatican có liên lạc ngoại giao với 174 quốc gia trên thế giới, và với Liên Hiệp Châu Âu, cũng như với Hội Hiệp Sĩ MALTA. Ngoài ra Tòa Thánh còn có liên lạc đặc biệt với Tổ Chức Giải Phóng Palestine, và tham dự vào những tổ chức liên chính phủ cấp quốc tế, hoặc cấp vùng.
(ÐTD)