Các Nhà Lãnh Ðạo Công Giáo
và Hồi Giáo tại Thái Lan
nhấn mạnh đến đóng góp của Tôn Giáo
vào việc Xây Dựng Xã Hội
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Các
Nhà Lãnh Ðạo Công Giáo và Hồi Giáo tại Thái Lan nhấn mạnh
đến đóng góp của Tôn Giáo vào việc Xây Dựng Xã Hội.
Tin
Thái Lan (Ucan 10/07/2003) - Những nhà lãnh đạo Hồi giáo và Công
giáo nói rằng, các tôn giáo có vai trò quan trọng đặc biệt
trong việc xây dựng xã hội, vì ngày nay chủ nghĩa hưởng thụ,
chủ nghĩa duy vật, các hình thức tội ác, tệ nạn lạm dụng
ma tuý, bạo lực trong gia đình, ngoài xã hội , vân vân... mỗi
ngày một gia tăng.
Trong
cuộc họp ngày 20 tháng 06 năm 2003, Các đại diện của Hội Ðồng
Giám Mục Thái Lan và của Trung Tâm Hiệp Hội Hồi Giáo Thái
Lan, đã đồng ý hợp tác với nhau, để thực hiện
những dự án xã hội trong tương lai.
Có
khoảng 50 thành viên của các Ủy
Ban của HÐGM Thái Lan, như Ủy
Ban Truyền Thông Xã Hội, Ủy Ban
Ðối Thoại Liên Tôn, Ủy Ban Công Lý và Hoà bình, Ủy Ban Mục
Vụ và Truyền Giáo, đã đến
thăm Trung Tâm Hiệp Hội Hồi Giáo ở Bangkok.
Trung tâm Hiệp Hội Hồi Giáo cũng đã cử ra 30 thành
viên để đón tiếp phái đoàn của Hội Ðồng Giám Mục Thái
Lan.
Anh
Niti Hasan, một nhân viên phụ trách giao tế của Trung Tâm Hiệp
Hội Hồi Giáo, đã cho hãng tin Công Giáo Á Châu biết
hôm ngày 8/07/2003 rằng cuộc
gặp gỡ đầu tiên nầy đã giúp cho những đại diện của
hai tôn giáo hiểu biết lẫn nhau.
Anh Niti Hasan cho biết thêm, mặc dù cuộc gặp gỡ
này chưa đi đến những dự án nào cụ thể, nhưng đây
là một bước khởi đầu tốt cho
sự hợp tác trong tương lai.
Các
tham dự viên cuộc gặp gỡ thảo
luận về các vấn đề như: các hình thức tội ác đang xảy
ra, tệ nạn nghiện ma tuý và những vấn đề liên quan đến
thanh thiếu niên, các vấn đề liên quan đến các tệ nạn xã
hội khác. Hai tôn giáo đã cùng nhau thảo luận để tìm ra biện
pháp giải quyết cho những vấn đề này ở Thái Lan.
Thái
Lan có khoảng 90% dân số theo Phật giáo. Cuộc viếng thăm của
những người công giáo làm việc cho Hội đồng Giám Mục
Thái Lan đã diễn ra đang khi
có cuộc tranh luận về việc chính phủ Thái Lan
mở chiến dịch lùng bắt những thành phần tội phạm và
buôn bán ma tuý. Sở dĩ có cuộc tranh luận là cuộc Lùng Bắt
trên đã đưa đến hậu quả là
Chính phủ Thái Lan đã giết chết nhiều người.
Ông
Imam Prasith Amensen, người phụ trách đền thờ Hồi giáo Klong
Ton và là Chủ tịch Trung Tâm Hiệp hội Hội Giáo, trong khi tiếp
kiến phái đoàn Công giáo đến thăm, đã phát biểu như sau:
"cuộc viếng thăm của các tín hữu Công giáo như là một sự
kiện lịch sử đáng ghi nhớ".
Ông
Imam Prasith Amensen đã mô tả Trung Tâm Hiệp Hội Hồi Giáo là
một tổ chức "tôn giáo xã hội";
Hiệp Hội này vừa trình bày giáo huấn, vừa đồng thời
thực hành những dự án về phát triển xã hội;
Hiệp Hội còn có chương trình giúp cho thanh thiếu niên
chống nghiện-hút ma tuý. Ông Imam Prasith Amensen cho biết thêm:
"Ông hy vọng là, trong tương lai Trung Tâm Hiệp Hội Hồi Giáo
có thể có thêm những sự hợp tác để đáp lại những
nhu cầu của xã hội".
Còn
Ðối với anh Thavi Napaporn, thầy dạy Hồi giáo của Trung Tâm
Hiệp Hội Hồi Giáo, anh đã
cho biết: Trung Tâm Hiệp Hội Hồi Giáo tổ chức các hoạt động
trong ngày như: đọc kinh cầu nguyện, chia sẻ kinh thánh Cô ran (Qu'ran),
và thảo luận những vấn đề liên quan đến cuộc sống hàng
ngày. Theo quan điểm của anh, xã hội ngày hôm nay cần đến tôn
giáo, vì giá trị đạo lý và đạo đức đang bị suy tàn.
Anh cho biết, việc suy tàn về đạo đức đưa con người
đến việc không làm theo những lời dạy bảo của Thiên Chúa.
Anh Thavi Napaporn cũng đã nói lên suy nghĩ của mình về chuyến
viếng thăm của những đại diện của Hội Ðồng Giám Mục Thái
Lan như sau: "Trung Tâm Hiệp Hội Hồi Giáo sẽ ghi nhớ mãi
chuyến viếng thăm này, đây là cơ hội để hai tôn giáo đến
với nhau".
Từ
phía Công giáo, Cha Ponthep Pramualprom, Phó Tổng Thư Ký Ủy Ban
Truyền Thông Xã Hội, cũng đã nói: đây là một cuộc gặp
gỡ tiên phong mang nhiều ý nghĩa. Cha cho biết thêm, đây là
lần viếng thăm đầu tiên chúng ta đến để gặp nhau, lắng
nghe về những tôn giáo của nhau. Cơ hội này giúp chúng ta
hiểu ra rằng, tôn giáo
không phải là một cản trở làm cho chứng ta chia rẽ với
nhau.
Cha
Ponthep Pramualprom cũng nói rõ rằng, giáo lý của Hội Thánh cũng
thúc giục người Công giáo hãy đến với những người khác
tôn giáo một cách trân trọng, nhằm mục đích xây dựng, tạo
nên mối hoà hợp liên tôn trong xã hội, hiểu biết lẫn nhau
và cùng nhau làm việc với mọi người trong xã hội. Cha
Ponthep nói thêm: Tôn giáo đóng vai trò chính trong việc giúp
đỡ xã hội, đặc biệt là chống lại chủ nghĩa hưởng thụ,
chủ nghĩa duy vật và bạo lực.
Cha
Vidhaya Kaewwaen, Trưởng Ủy Ban Mục Vụ và Truyền Giáo, đã có
những nhận xét như sau: "Thiên Chúa muốn tất cả chúng ta
là một. Hôm nay tín đồ Hồi giáo và tín hữu Công giáo
đến với nhau, để làm việc chung với nhau như một."
Cũng như Cha Thavi, Cha Vidhay cho là: nhiều vấn đề của xã hội
ngày hôm nay là do việc con người đã làm ngơ , không muốn
biết đến Thiên Chúa, và những gì
Thiên Chúa muốn. Cha nói tiếp như sau: "Chúng ta phải xây
dựng những cộng đồng của những người có niềm tin,
để chỉ cho thấy Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng
ta. Cha cho biết thêm, cha hy vọng những cộng đồng của những
tín hữu Hồi giáo và Công giáo sẽ quan hệ với nhau và làm
việc chung với nhau thường xuyên hơn.
Trung
Tâm Hiệp Hội Hồi Giáo đã thành lập được 51 năm. Mục
đích của Trung Tâm là: thăng tiến việc thực hành đạo, đoàn
kết những người Thái theo đạo Hồi.
Những dự án xã hội của Trung Tâm Hiệp Hội Hồi Giáo
là chăm sóc trẻ mồ côi, tổ chức dạy nghề cho người nghèo.
Theo thống kê của Chính phủ Thái Lan, hiện nay dân số Thái Lan có khoảng 62 triệu người, trong số đó Hồi giáo có 3 triệu, hoặc cũng có thể lên đến 6 triệu, kể cả hai nhóm Hồi giáo khác biệt nhau. Ða số các tín đồ Hồi Giáo sinh sống ở những tỉnh phía Nam của Thái Lan, như Narathiwat, Pattani, Satun, Songkhla và Yala. Những người Công giáo hiện nay ở Thái Lan chỉ có khoảng 300.000 người.
(ÐTD và Nguyên Vũ)