Công Nghị Tổng Giáo Phận Seoul, Nam Hàn

tường trình Kết quả lên

Ðức Tổng Giám Mục Cheong Jin-suk

 

Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines

 

Công Nghị Tổng Giáo Phận Seoul, Nam Hàn, tường trình Kết  quả lên Ðức Tổng Giám Mục Cheong Jin-suk.

Tin Nam Hàn (Ucan 3/07/2003) - Theo hãng tin Công giáo Á Châu (UCA), các đại biểu tham dự "Công Nghị" của Tổng Giáo Phận Seoul đã tường trình kết quả "trong bản kiến nghị" lên Ðức Tổng Giám Mục Seoul (Hán Thành), để giúp phát triển giáo phận  như là  "Giáo Hội của  mọi người".

Ngày 11/06/2003, trong thánh lễ tạ ơn cầu nguyện cho Công Nghị, những đại diện  cho hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, đã tham dự Công Nghị giáo phận cách đây ba năm, tức vào tháng 5 năm 2000, đã đệ trình bản kiến nghị gồm 182 đề mục, lên Ðức Tổng Giám mục Nicholas Cheong Jin-suk, TGM Seoul. Ðức Tổng Giám mục Nicholas đã triệu tập "Công Nghị Tổng Giáo Phận" này vào tháng Năm, năm 2000,  để  cố vấn cho ngài về những chính sách trong giáo phận cần được cập nhật hóa.  "Bản Kiến Nghị" gồm có bảy Phần, tập trung vào các vấn đề liên quan đến việc điều hành của giáo phận,  đến hàng giáo sĩ,  giáo dân,  đến việc truyền giáo và việc giảng dạy giáo lý, vấn đề rao giảng phúc âm và  vấn đề giới trẻ.

Trong thánh lễ, Ðức TGM Cheong Jin-suk đã  nói với các đại  biểu tham dự "công nghị giáo phận" rằng  ngài sẽ cố gắng hết sức mình, để thi hành bản Kiến Nghị. Ðức Cha cũng nhấn mạnh rằng "bản Kiến Nghị  cũng sẽ vô nghĩa" nếu  các tín hữu trong Tổng Giáo Phận không tham gia tích cực vào "các chính sách của giáo phận",  như được  đề ra trong bản Kiến Nghị.

Tại phiên họp khoáng đại lần thứ III của Công Nghị Giáo Phận hôm ngày  4/06/2003, có 464 thành viên Ủy Ban Kế Hoạch  của Công nghị, tức là 77% trong số 602 thành viên, đã bỏ phiếu  quyết định đệ trình bản kiến nghị này lên Ðức Tổng Giám Mục.

Cha Joseph Park Sun-yong, phó giám đốc Ủy Ban Kế Hoạch, đã cho hãng tin Công Giáo Á Châu biết hôm ngày 26/06/2003 vừa qua rằng  tiến trình khai triển bản Kiến Nghị  mang nhiều ý nghĩa, bởi vì những thành viên đã nhận ra rằng Giáo hội không còn là  Một Giáo Hội-Giáo Sĩ Trị nữa, nhưng trở thành Một Giáo Hội của Hiệp Thông, quy tụ mọi thành phần giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân hiệp thông với nhau. Cha Park nói thêm như sau: "Trong tiến trình này, chúng tôi khẳng định lại một lần nữa rằng Giáo hội  nên là một Giáo Hội giữa mọi người và với mọi người, nhất là với người nghèo trong xã hội,    rằng giáo hội  cần phục vụ như là ánh sáng và là  muối  cho cuộc đời."

Bản kiến nghị cũng nói rằng không phải chỉ  hàng giáo sĩ  và tu sĩ, mà còn cả hàng giáo dân nữa cũng không biết rõ việc tông đồ giáo dân  là gì. Vì thế bản Kiến Nghị đề nghị nên đặt việc huấn luyện giáo dân vào hàng ưu tiên trong chính sách về giáo dục  cũng như về việc huấn luyện linh mục của Tổng Giáo Phận.  Bản kiến nghị cũng  gợi ý  nên thành lập "Trung Tâm Giáo Dân" để cổ võ việc huấn luyện thường xuyên và việc giáo dục đạo đức  cho các giáo dân.

Theo bản kiến nghị này,  mặc dù phụ nữ chiếm đến 60% số người Công giáo  ở Nam Triều Tiên (Nam Hàn), nhưng vai trò của phụ nữ vẫn bị xem như là thứ yếu, không quan trọng. Bản kiến nghị cũng gợi ý là nên thành lập một ban hoặc  một văn phòng riêng cho các hoạt động của phụ nữ ở  cấp giáo xứ và giáo phận.

Bản kiến nghị cũng đề nghị thiết lập một "giáo xứ đặc biệt cho giới trẻ" tại những vùng có nhiều giới trẻ. Trong những giáo xứ đặc biệt này, --- bản kiến nghị nói, --- người mục tử có thể khám phá ra những cách thức, nhắm đẩy các hoạt động cho giới trẻ  và giáo dục  họ.

Bản kiến nghị cũng đề xuất rằng nên huấn luyện những nhà truyền giáo giáo dân, và những thiện nguyện viên giáo dân cho  công việc  giảng dạy môn tôn giáo, và đề nghị Giáo phận nên quan tâm đến việc trả tiền thù lao cho những người làm việc cho giáo hội, như những  giáo  lý viên. Trong lãnh vực hành chánh của Tổng Giáo Phận, Bản Kiến Nghị mong muốn sao cho có sự trong sáng trong vấn đề tài chánh của Tổng Giáo Phận, và đề nghị thành lập  một ban đặc biệt  và có tính cách độc lập  để thực hiện mục tiêu nầy. Ghi nhận sự kiện  có một số linh mục đã làm hại đến uy tín và tài sản của giáo dân và giáo xứ, nên Bản kiến nghị này  đề nghị  các linh mục quản xứ nên cư sử và tôn trọng giáo dân,  qua việc lắng nghe ý kiến của họ, và qua việc sử dụng kiến thức chuyên môn, khả năng và kinh nghiệm của giáo dân,  để giúp cho việc phát triển giáo xứ.

Cha Park cũng đã nói rằng các thành viên của Công nghị đã thảo luận nhiều vấn đề, nhưng  trong khuôn khổ Giáo luật cho phép. Cha còn cho biết thêm: " Dù vậy cũng có một ý kiến cho rằng ngay cả Ðức giám mục cũng nên được bầu, hơn là chỉ định. Nhưng đề nghị nầy đã vượt quá điều giáo luật cho phép."

Cha cũng có nhận xét là  một số từ ngữ sử dụng trong kiến nghị còn "mập mờ", và lưu ý rằng bản kiến nghị này không phải là "bản văn quyết định cuối cùng". Bản kiến nghị "chung cuộc này"  sẽ  còn được các chuyên gia sửa chữa kỹ lưỡng, phù hợp và cụ thể. Một giáo dân làm việc trong một giáo xứ  cho biết rằng: mặc dù những nhận định  của Cha Park có tính cách lạc quan,  nhưng thực ra bản kiến nghị này  không thành công trong việc định rõ "những vấn đề thiết yếu" trong tổng giáo phận.  Theo anh, những vấn đề đó: là sự độc tài của các giáo sĩ , là sự  thiếu trong sáng về vấn đề tài chánh, là sự thiếu những kế hoạch cụ thể để  gia tăng khả năng  cho giáo dân và phát huy tài năng lãnh đạo của những người giáo dân.

Anh cho biết thêm: những ai đã tham dư Công nghị ngay từ đầu  cũng có nhận thức là không có  cố gắng nhiều để  "đọc những dấu chỉ của thời đại"  từ quan điểm xã hội học và thần học". Bản kiến nghị này chưa đi thẳng vào vấn đề,    không bàn đến vấn đề  cách khoa học,  và còn tránh né, không nói đến những vấn đề quan trọng mà Tổng Giáo Phận đang gặp phải.

Vào ngày 20/06/2003, Ðức Tổng Giám Mục Cheong Jin-suk đã thiết lập Ủy Ban kế hoạch Công nghị để  soạn bản kiến nghị cuối cùng này. Ủy Ban đã làm việc ngay cùng ngày  và chọn Cha John Kim Jong-su, cựu tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Nam Triều Tiên (Nam Hàn), làm chủ tịch Ủy Ban.

Hầu hết thành viên của Ủy Ban đã từng làm việc  để soạn bản kiến nghị này, nhưng Ủy Ban mới  được thành lập này đã lên kế hoạch mời thêm 4 hoặc 5 chuyên gia  về ngôn ngữ học và thần học. Nhiệm vụ của họ là xem xét lại bản kiến nghị cuối cùng này theo những định hứơng của Ðức TGM Cheong Jin-suk, và viết lại bản kiến nghị cuối cùng. Ðức Cha đã định thời biểu để công bố "bản Kiến Nghị sau cùng của Công nghị" là vào ngày  21 tháng 9 năm 2003, trong nghi thức kết thúc  Công Nghị Giáo Phận.

Tổng Giáo phận Seoul (Hán Thành) không phải là giáo phận đầu tiên ở Nam Triều Tiên (Nam Hàn) triệu tập một công nghị. Giáo phận Inchon trước đó đã tổ chức Công nghị từ năm 1996 đến năm 2000. Và giáo phận  Taegu cũng đã tổ chức Công nghị từ tháng 11/1997 đến tháng 10/1999, và Giáo phận Suwon cũng đã tổ chức Công Nghị  từ tháng 7 năm1999 đến Tháng 10 năm 2001.

 

(ÐTD và Nguyên Vũ)

 

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page