Vài chi tiết về
chuyến viếng thăm quốc tế lần thứ 101
của ÐTC tại Bosnia-Herzegovina
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Vài
chi tiết về chuyến viếng thăm quốc tế lần thứ 101 của ÐTC
tại Bosnia-Herzegovina.
(Radio
Veritas Asia - 21/06/2003) - Hai tuần sau chuyến viếng thăm CROAT,
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II chuẩn bị thực hiện chuyến viếng
thăm thứ 101 ngoài Italia: Chúa Nhật 22 tháng 6 năm 2003, Ngài
lên đường viếng thăm Cộng Hoà Bosnia-Herzegovina, nơi có nhiều
người công giáo gốc CROAT. Và tại Cộng Hoà Bosnia-Herzegovina,
ÐTC đến thăm tại địa điểm
BANJA LUKA, là nơi có đa số dân là người SERBI, theo Chính Thống
Giáo. Bầu khí chung của
chuyến viếng thăm sắp đến của ÐTC còn mang nhiều căng thẳng
giữa nguời CROAT Công Giáo và người SERBI theo Chính Thống Giáo.
Chính
trong bầu khí nầy, ÐTC cử
hành lễ phong chân phước cho một giáo dân đầu tiên người
CROAT, và đây có thể là
dịp để ÐTC nói lên sứ điệp
hoà giải và xây dựng lại
đất nước BOSNIA-HERZEGOVINA trên bình diện xã hội và tôn giáo.
|
Tân
chân phước giáo dân nầy là Chân Phước IVAN MERZ (1896-1928),
được gọi là "tông đồ của giới trẻ có tầm mức âu
châu. Tân chân phước giáo dân IVAN MERZ đã sinh ra tại BANJA
LUKA, lúc đó đang bị Áo-Hungari chiếm đóng. Trọn cuộc đời
ngài diễn ra trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến cố chính
trị thay đổi bộ mặt của Châu Âu. Là cựu chiến binh của
thế chiến thứ hai, chân phước sắp được tôn phong IVAN MERZ
trrở thành giáo sư tại Ðại Học ZAGREB, sau khi đã tốt nghiệp
ở Học Viện Công Giáo và Ðại Học Sorbonne, ở Paris, bên
Pháp. Trong hồ sơ phong chân phước cho ngài, người ta đọc
được nhận định về mẫu gương sống của ngài, như sau:
"Ngài
đã là sinh viên và là người lính công giáo, rồi là một
trí thức giáo dân có trình độ văn hoá rộng rãi; vì tình
yêu đối với Thiên Chúa, ngài đã xử dụng hết sức lực
mình để phục vụ người lân cận, trong lãnh vực giáo dục
giới trẻ Croat. Trong nhân cách của Ivan Merz, trên bình diện
chủng tộc và văn hoá, có hội tụ những yếu tố đến từ
nhiều quốc gia âu châu khác nhau, trong một toàn bộ hoà hợp
với nhau. Theo nghĩa nầy, tân chân phước IVAN có thể là gương
mẫu cho những công dân của một Âu Châu tương lai được
thống nhất dựa trên những gốc rễ kitô chung."
ÐTC
đã đến thăm Bosnia-Herzegovina lần đầu tiên vào tháng Tư năm 1997; lúc đó
ÐTC đến thăm thủ đô SARAJEVO, liền sau khi ký hoà ước
kết thúc cuộc chiến đẩm máu giữa người CROAT và Người
SERBI. Trong lần gặp gỡ đầu tiên với hai dân tộc CROAT và
SERBI, ÐTC cũng đã lên tiếng kêu gọi hoà giải thật sự giữa
người công giáo và nguời chính thống giáo, trong một quốc
gia có 4 triệu dân, theo ba
tôn giáo khác nhau là Công Giáo, Chính Thống Giáo và Hồi Giáo.
Theo
chương trình dự trù, thì
khi vừa đến tại Phi Trường Banja Luka, ÐTC
gặp ngay Chủ Tịch Ðoàn, gồm có ba thành viên,
đại diện cho ba sắc dân
của Cộng Hoà Bosnia-Herzegovina. Chủ Tịch Ðoàn nầy có nhiệm kỳ
là hai năm, và mỗi vị trong chủ tịch đoàn sẽ thi hành chức
vụ Tổng Thống, trong vòng 8 tháng.
Quan
tâm chính của ÐTC sẽ là tình trạng xã hội của Bosnia-Herzegovina.
Ngoài việc xây dựng lại đất nước trên bình diện vật chất
--- một vài vùng còn chưa bắt đầu được công cuộc tái
thiết nầy --- ÐTC có lẽ sẽ kêu gọi những anh chị em giáo dân
hãy cộng tác vào việc tái thiết tinh thần, chính trị, kinh tế
của đất nước. Theo thống kê chính thức, Cộng Hoà Bosnia-Herzegovina
có gần 40% dân số bị thất nghiệp.
Cao
điểm của chuyến viếng thăm, như vừa nói trên, là thánh lễ
phong chân phước cho nguời giáo dân Croat đầu tiên, chân phước
Ivan Merz, vào lúc trưa Chúa Nhật 22/06/2003, tại Tu Viện Phanxicô
Petricevac, nằm cách thành phố Banja Luka vài cây số. Ðây là
dịp để ÐTC trực tiếp ngỏ lời với những người công giáo
của cộng hoà Bosnia-Herzegovina, mà đa số là gốc Croat, sinh sống
trong cộng hoà nầy. Trước cuộc chiến đẩm máu giữa nguời
Croat và nguời Serbi vào đầu thập niên 1990, --- cuộc chiến đã
kéo dài 4 năm, từ năm 1991-1995 --- số người công giáo
trong vùng nầy được khoảng 91,000, nhưng hiện nay, con số
không hơn 50,000. Họ chờ đợi ÐTC đến thăm để nói
lên tiếng nói nâng đỡ họ trong cuộc tranh đấu cho công bằng
về quyền lợi, việc làm và nhà ở. Ðức Giám Mục của
giáo phận Banja Luka hiện nay là Ðức Cha Franjo Komarica, đã hết
sức ước mong có chuyến viếng thăm của ÐTC tại đây, sau
khi ÐTC đã đến viếng thăm CROAT.
Ðức
Cha Franjo Komarica là con người của đối thoại với những người
Serbi, vừa đồng thời biết
bênh vực những quyền lợi của những người công giáo gốc
Croat, đã phải chạy tị nạn, và
nay trở về
yêu cầu có lại nhà
cửa của họ và công ăn việc làm. Liệu chuyến viếng thăm
của ÐTC tại Banja Luka, cùng với sứ điệp Hoà Giải của ngài,
có thể giúp cho hai dân tộc Croat và Serbi, vượt qua quá khứ
lịch sử đau buồn hay không? Trước
hết, đó là thời thế chiến thứ hai, những người Croat Công
Giáo có phần tham dự vào cuộc sát hại những người Serbi
Chính Thống Giáo; rồi sau đó trong cuộc chiến
bốn năm, từ năm 1991 đến năm 1995, thì ngược lại, đến
phiên những anh chị em Serbi Chính Thống Giáo trả thù trên những
người Croat Công Giáo.
Ông DARKO TANASKOVIC, đại sứ của quốc gia SERBI và MONTENEGRO cạnh Toà Thánh, đã phát biểu ý kiến của mình như sau: "Từ lâu người ta chờ đợi một lời xin lỗi từ phía Giáo Hội Công Giáo. Cử chỉ nầy nói lên một bước tiến có ý nghĩa trong những tương quan giữa những người SERBI và Giáo Hội Công Giáo. Những lập trường của Ðức Thánh Cha và những chuyến viếng thăm của ngài tại các cộng hoà mới được thành lập trong vùng Balkan nầy, có thể có những ảnh hưởng tích cực, hữu ích cho vùng nầy; việc tích cực hữu ích đầu tiên là lôi kéo chú ý của cộng đồng quốc tế đến một quốc gia chưa được vững vàng trên bình diện chính trị". Liên quan đến việc hoà giải giữa những dân tộc khác nhau đang sinh sống tại cộng hoà Bosnia-Herzegovina, Ông Ðại Sứ nhận định rằng: "Không nên dồn ép các vấn đề. Cần dấn thân làm việc theo chiều hướng hoà giải, nhưng đồng thời cũng cần dành thêm thời gian, để mỗi nguời được phục hồi".
(ÐTD)