Vai trò của Giáo Hội Công Giáo
trong công cuộc Hoà Giải tại CUBA
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Về
vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong công cuộc Hoà Giải tại
CUBA.
(Radio
Veritas Asia - 13/06/2003) - ÐHY Jaime Ortega Alamino, TGM Havana, Cuba, lên
tiếng nói về: "Những quan tâm và sự Dấn Thân của Giáo
Hội đối với Tương Lai của Ðất Nuớc Cuba." Sau bài thuyết
trình, ÐHY đã dành nhiều thời giờ trả lời các câu hỏi
được nêu ra.
(1) Trả lời cho câu hỏi thứ nhất, --- hỏi rằng Giáo Hội Công Giáo trong và ngoài CUBA có được chuẩn sẵn sàng cho công cuộc hoà giải chưa? Nếu chưa, thì giờ đây phải làm gì?
ÐHY
nói rằng: Tôi nghĩ là Giáo Hội và cách riêng những người
công giáo, những kẻ dấn thân nhiều hơn trong sinh hoạt của
Giáo Hội, tất cả đều
quan tâm về việc hoà giải. Tất cả chúng ta đều cần
được hoà giải với nhau. Tuy nhiên, việc Hoà Giải là điều khó khăn
nhất. Tôi đã nhìn thấy điều nầy rồi. Chẳng hạn như khi tôi
đến bang Miami, Hoa Kỳ, như
là một hồng y, thì có người cảnh tỉnh tôi rằng: Xin ÐHY
đừng xử dụng từ "Hoà Giải", bởi vì họ sẽ không
nghe ÐHY. Thử hỏi phải chăng sự hoà giải, -- và đây là
trung tâm sứ điệp của Chúa Giêsu -- là điều hết sức khó
đối với người kitô sao?
Tinh thần của người kitô, hơi thở của đức tin kitô,
tinh thần và hơi thở nầy là tình thương yêu và sự hoà
giải. Trong vài dịp, trong các tuyên bố của tôi tại Cuba -- và
những tuyên bố các giám mục chúng tôi thường làm -- chúng
tôi đã xử dụng từ "Hoà giải", nhưng
từ ngữ nầy bị lọai bỏ,
không được dùng đến.
Trong
một nhật báo xuất bản tại đây, -- có lẽ tờ GranMa -- việc
từ chối xử dụng từ
"Hoà Giải" có tính cách gián tiếp hơn. Tờ báo đặt vấn
đề: người ta đang nói về việc hoà giải nào đây? Thật ra,
cả hai bên đều loại bỏ từ nầy; mọi người đặt vấn đề:
chúng ta hoà giải với ai đây? Hoà giải với kẻ lỗi phạm
điều nầy điều nọ hay sao? Và phe bên kia cũng hỏi tương tự:
tôi hoà giải với ai đây? Giáo Hội tại Cuba không được
trao phó cho sứ mạng làm trung gian chính trị giữa hai thành phần,
hai phe phái chính trị, khác với trường hợp đã xảy ra tại
Guatemala và tại những đất nước khác
ở Châu mỹ latinh.
Nhiều
khi, dân chúng nghĩ như thế,
nghĩa là họ nghĩ rằng giáo
hội là trung gian để giải hoà hai nhóm chính trị đối lập
nhau. Nhưng không phải như vậy. Một người công giáo, --- và
Giáo Hội Công Giáo đứng phía sau, --- có thể dấn thân vào
trong tiến trình hoà giải thật nghiêm chỉnh.
Hoà
Giải không có nghĩa là chấp nhận trọn vẹn, hoặc nghĩ rằng
hoàn cảnh hiện tại có thể được vượt qua. Ðiều chúng ta
cần, là hoà giải chính mình với sự kiện Thiên Chúa đã
đặt chúng ta vào hoản cảnh nầy, và chúng ta phải "trổ
sinh hoa trái" ở đây, những hoa trái tình thương, phục vụ,
vân vân... Tôi nghĩ là cùng một tinh thần nầy cũng có mặt
nơi những người kitô khác sinh sống ở nước ngoài. Ngày
hôm nay, đang có uớc muốn thi hành việc hoà giải.
(2)
Câu hỏi thứ hai: Làm sao Giáo hội Công giáo tại Cuba có
thể cổ võ một khoa tu
đức về hy vọng?
ÐHY
nói như sau: Cổ võ niềm hy vọng -- theo tôi -- chỉ một mình Giáo
Hội mới có thể cung cấp một nền tu đức về Hy Vọng. Chúng
ta cần nhìn về Chúa Kitô, đấng là tương lai của chúng ta.
Chúa Kitô đã phán: hỡi đoàn chiên nhỏ,
chúng con đừng sợ. Thầy đã chiến thắng sự dữ...
Thầy sẽ ở với chúng con
luôn mãi."
Có
một chân trời được mở ra cho tôi, vượt qua ranh giới hữu
hạn và ăn rễ sâu rtrong cõi đời đời. Chúa Giêsu nói đến
thực tại nầy khi ngài quả quyết rằng Nước Ta không thuộc
về thế gian nầy. Và con người bắt đầu sống trong thực tại
mới nầy, vượt qua những giới
hạn của thế giới nầy. Và chỉ như thế nguời ta mới đạt
đến niềm hy vọng. Tôi đã viết trong thơ mục vụ như sau:
Tôi nghĩ rằng lý do
chính thức thôi thúc
người dân ra đi, là vì thiếu niềm hy vọng. Hay phải chăng
vì lý do kinh tế? Ðúng vậy, nhưng lý do kinh tế chỉ là lý do
gần, bên ngoài mà thôi.
Tôi
không thể tạo ra hy vọng hảo huyền khi nói rằng: mọi sự rồi
sẽ thay đổi; nhưng thử hỏi từ ai mà tôi có thể có hy vọng?
Từ Thiện chí của con người hay không? Tôi không thể nói như
vậy được. Tôi chỉ có thể nói như thế nầy: Ðây là hy vọng
của tôi, hy vọng duy nhất mà tôi có thể cống hiến cho, niềm
hy vọng cao hơn trong đó chúng ta có thể
đối diện với hoàn cảnh tuyệt vọng trên bình diện nhân
bản, niềm hy vọng nhờ qua Ðức Tin vào Chúa Giêsu Kitô.
(3)
Câu hỏi thứ ba: Khi một chính quyền trở thành độc
tài, thì lập trường của Giáo
Hội và của người công giáo là như thế nào?
ÐHY Jaime đã trả lời như sau: Lập trường của Giáo Hội và của những người công giáo trước những chế độ trở thành độc đoán, phải phù hợp với điều chúng ta đang là trong hoàn cảnh nầy, phù hợp với sứ mạng của Giáo Hội. Giáo Hội không có sứ mạng trở thành một đảng chính trị đối lập -- rất tiếc là Cuba ngày nay không có đảng đối lập nào cả. Cá nhân tôi muốn có nhiều đảng đối lập. -- Nhưng người ta không thể yêu cầu giáo hội trở thành một đảng đối lâp. Chúng ta hiện hữu để rao giảng Nước Thiên Chúa. Sức mạnh tinh thần của Giáo Hội, không thể được xử dụng cho nhóm chính trị nầy hay nhóm chính trị kia. Giáo Hội bênh vực những giá trị của Nước Chúa, tình yêu, sự phục vụ cho những gì là tốt nơi con người.
(Lm Ðặng Thế Dũng)