Tường Thuật chuyến viếng thăm mục vụ
của ÐTC tại CROATIA ngày Thứ Sáu 6/06/2003
ÐTC viếng thăm DUBROVNIK và
Phong chân phước cho Nữ Tu MARIA PETKOVIC
ÐTC Gioan Phaolô II chủ tế thánh lễ Phong Chân Phước
cho Nữ Tu Maria Petkovic tại Thành Phố Dubrovnik
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Tường
Thuật chuyến viếng thăm mục vụ của ÐTC tại CROATIA ngày Thứ
Sáu mùng 6 tháng 6 năm 2003: ÐTC
viếng thăm DUBROVNIK và Phong chân phước cho Nữ Tu MARIA PETKOVIC.
(Radio
Veritas Asia 7/06/2003) - Trong 5 ngày viếng thăm tại CROATIA, ÐTC
cư ngụ tại một địa điểm duy nhất là Ðại Chủng Viện
của Tổng Giáo Phận ở RIJEKA. ÐTC đã đến đây hôm chiều
thứ Năm, mùng 5 tháng 6 năm 2003, và nghỉ qua đêm tại Ðại
Chủng Viện nầy. Mỗi ngày, buổi sáng ÐTC
đi thăm các nơi, nhưng chiều tối thì về lại qua đêm tại
đây.
Cao
điểm của 5 ngày Viếng Thăm, là thánh lễ Phong Chân Phước
cho Nữ Tu Maria của Chúa Giêsu chịu đóng đinh, vào sáng thứ
Sáu, mùng 6 tháng 6 năm 2003, tại thành phố DUBROVNIK, một thành
phố du lịch bên bờ biển Adriatic, ở phía nam của CROATIA; tên
gia đình của Nữ Chân Phước là Maria PETKOVIC, vị thánh nữ
đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại CROATIA.
Lúc
8 giờ sáng ngày 6/06/2003, ÐTC rời Ðại Chủng Viện ở RIJEKA,
và được Hãng Hàng Không CROAT đưa đến DUBROVNIK, cách RIJEKA
khoảng 500 cây số về hướng nam, để chủ sự Thánh Lễ Phong
Chân Phước vào lúc 11 trưa cùng ngày.
Trong
thời kỳ chiến tranh của thập niên 90, thành phố nầy đã bị
thiệt hại nặng, nhưng sau đó đã được
cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc trợ giúp tài chánh để
tái thiết. Chính quyền của
Thành Phố đã tuyên bố ngày thứ Sáu 6/06/2003 là ngày nghỉ,
để mọi người có thể chào đón và tham dự lễ phong chân
phước. Theo hãng tin công giáo Thụy Sĩ
(Apic 6/06/2003), thì có
khoảng 60 ngàn người tham dự thánh lễ Phong Chân Phước
nầy, và dĩ nhiên, nổi bật nhất là sự tham dự của Tổng
Thống Cộng Hòa CROATIA, ông STJEPAN
MESICI, một thành viên của đảng Xã Hội
CROAT.
Nữ
Tu Maria Petkovic --- hay còn được gọi là Nữ Tu Maria của Chúa
Giêsu chịu đóng đinh --- đã dâng mình cho Chúa lúc 14 tuổi.
Năm 1919, lúc được 24 tuổi, Nữ Tu được bổ nhiệm phụ trách
tu viện, trước khi thành lập một dòng tu mới, là Dòng Những
Nữ Tử của Lòng Chúa Thương Xót của thánh Phanxicô. Ðây
là dòng tu đầu tiên của
Croat theo tinh thần Phanxicô. Công việc chính của dòng là chăm
sóc cho những trẻ em mồ côi.
Giảng
trong thánh lễ, ÐTC đã nhân dịp nầy mà đề cao phẩm giá của
người nữ. ÐTC nói: "Mẫu gương của chân phước nữ tu
Maria Petkovic làm tôi
nghĩ đến tất cả mọi người nữ CROAT, những người vợ người
mẹ sống hạnh phúc an vui, cũng như những người nữ phải chịu
nhiều đau khổ vì bị mất đi kẻ thân yêu do chiến tranh của
thập niên 90 gây ra, hoặc do mọi nguyên nhân đau buồn khác".
Ðược
hãng tin Công Giáo Thụy Sĩ phỏng vấn, một linh mục đến từ
thủ đô Zagreb, đã giải thích rằng: những vết thương của thời
chiến tranh vào thập niên 90 vừa qua chưa lành hẳn, nhất là
đối với những người nữ đã trải qua kinh nghiệm đau thương
bị xúc phạm (-- bị hãm hiếp!!). Theo vị linh mục nầy, ÐTC cũng
ám chỉ đến những vụ phá
thai càng ngày càng tăng trong xã hội Croat hiện nay.
ÐTC
cũng nhân dịp phong chân phước cho Nữ Tu Maria PETKOVIC mà chào chúc những người nữ sống đời tận
hiến. Ngài khuyến khích họ hãy sống cuộc đời tận hiến của
họ, không những như là một dấn thân quảng đại phục vụ
trên bình diện nhân bản, mà còn như là một sự đáp trả
hồng ân Chúa ban, một hồng ân đòi được mỗi người đón
nhận với hết lòng sẵn sàng có thể.
Ám
chỉ đến những cuộc dội bôm của chính quyền Yougoslavi gây
nhiều tàn phá trong vùng, trong cuộc chiến của thập niên 1990,
vào lúc Croat mới tuyên bố độc lập, ÐTC nhấn mạnh đến
"sự tha thứ lẫn nhau, tình bác ái và hòa bình" mà cộng
đoàn Kitô tại Croat hơn ai hết cần thực hiện, để mỗi ngày
một trở nên vững mạnh hơn. Ðây là một lời kêu gọi rõ
ràng của ÐTC gởi đến mọi người, để thực hiện hòa giải
và đối thoại giữa các dân tộc SERBI, CROAT, MONTÊNEGRO. Ða số
anh chị em SERBI theo Chính thống giáo và chiếm khoảng 12.3% dân
số tại Cộng Hòa CROAT. Công cuộc đối thoại giữa đa số người
Công giáo và những anh chị em Serbi Chính thống giáo, hiện đang
được tái lập từ từ, sau khi bị gián đoạn hoàn toàn
trong thời chiến tranh của thập niên 1990. Ðức
Giáo Chủ Chính Thống của Người SERBI, Ðức giáo chủ
PAVLE, đã luôn từ chối
tiếp xúc với Ðức Gioan Phaolô Ðệ Nhị, mặc dù ngài đồng
ý mở ra cuộc đối thoại giữa Roma và Belgrade.
ÐTC
đã nói như sau: "Mọi người, tùy theo ơn gọi riêng, đều
được mời gọi phát triển mọi khả năng mình có để thực
hiện chương trình của Thiên Chúa. Chính vì thế mà Thánh Thần
Chúa được ban xuống tràn đầy cho các tín hữu, để họ biết
sống "cảm thông, dịu dàng, kiên trì" (Col 3, 12). Chỉ như thế,
xã hội con người mới được xây dựng trên trần gian nầy
"theo kiểu mẫu" của "thành trì mới trên trời". Ước
chi cộng đoàn kitô của anh chị em được lớn lên và được
củng cố trong sự tha thứ cho nhau, trong tình bác ái và trong
hòa bình; đây là lời cầu nguyện mà ngày hôm nay vị giáo
hoàng nầy dâng lên Thiên Chúa cho tất cả anh chị em. "Mọi
điều anh chị em làm, hãy làm nhân danh Chúa Giêsu, vừa dâng
lời cảm tạ Thiên Chúa Cha, qua Chúa Giêsu"
(Col 3, 17). Nguyện dâng
mọi vinh quang lên Chúa Kitô mãi mãi muôn đời!"
Sau thánh lễ phong chân phước, ÐTC đến tòa Giám Mục DUBROVNIK, để dùng cơm và nghỉ trưa. Buổi chiều, trước khi lấy máy bay trở về lại RIJEKA, ÐTC dùng xe đi tham quan qua các con đường của Thành Phố Cổ; đây là lần đầu tiên, ÐTC được dịp viếng thăm địa điểm du lịch nầy.
Các
báo chí xuất bản tại Croat vào sáng thứ Sáu, mùng 6 tháng
6 năm 2003, đã bình luận tích cực về chuyến viếng thăm của
ÐTC, và đặt lại câu hỏi về những gì ÐTC đã đề nghị
trong hai lần viếng thăm trước,
xem có được thực hiện rồi hay chưa. Ða số các nhật báo
nhấn mạnh đến ước mong mới của ÐTC muốn nhìn thấy Cộng
Hòa Croat gia nhập vào Liên Hiệp Châu Âu, và đồng thuận với
quả quyết của ÐTC rằng phần gia tài phong phú của dân tộc
Croat sẽ góp phần vào việc củng cố cộng đoàn các quốc gia
châu âu. Ngoài ra, các nhật báo cũng nhắc đến lời kêu gọi
của ÐTC hãy tha thứ cho nhau và sống trong hòa bình, sau cuộc
chiến đẩm máu trong thập niên 1990
giữa các dân tộc trước
đó kết thành Liên Bang Yougoalavi.
Ðới
với nữ tu Linda Pergega, người Albani sinh sống
tại Kosovo, thì cần phải có thêm thời gian nữa, để
cuộc đối thoại với những anh chị em Chính thống giáo và Hồi
giáo, trở lại mức độ bình thường. Ðến DUBROVNIK bằng xe
Bus cùng với khoảng 30 người khác cùng giáo xứ, Nữ Tu
Linda cho biết là đã gặp khó khăn để xin chiếu khán nhập
cảnh vào Croat, vì là một nữ tu. Tuy nhiên, theo nhận xét của
chị, thì "Giáo hội Công giáo đã thành công để làm chứng
cho con người biết rằng giáo hội có một sứ điệp khác để
chia sẻ, khác với sứ điệp mà người ta thường gán ép
cho giáo hội trong thời kỳ chiến tranh vừa qua. Theo ý kiến của
chị, thì Giáo Hội Công Giáo phải dấn thân hành động với
đức tin mạnh mẽ, trong những lãnh vực giáo dục, để xóa
bỏ những chia rẽ và học hiểu biết nhau. Nhưng, dường như
không phải tất cả những người công
giáo đều nhìn thấy nhu cầu tha thứ và đối thoại, như ÐTC
đề nghị. Các nhật báo xuất bản tại Croat hôm thứ Sáu,
mùng 6 tháng 6 năm 2003, cho biết rằng, theo các cuộc thăm dò,
thì còn có đến 40% người Croat chưa sẵn sàng thực hiện những
cử chỉ hòa giải. Khoảng 40% khác thì luôn chống lại việc hòa
giải giữa người SERBI, người Croat, và người Bosni theo Hồi
giáo.
Trong
bài tường thuật này, chúng tôi xin được nhắc lại đây vài
con số về các chuyến viếng thăm của ÐTC trong
thời gian qua:
Trong
25 năm kế vị thánh Phêrô trên ngai tòa Roma, ÐTC Gioan Phaolô đã vắng
mặt khỏi Vatican tổng cộng hai năm, để thực hiện 100 chuyến
viếng thăm quốc tế ngoài Italia. Nếu tính theo ngày, thì trong
số 8,972 ngày làm giáo hoàng, ÐTC Gioan Phaolô II đã sống 575 ngày
ngoài Vatican. Tổng cộng, ÐTC đã viếng thăm 129 quốc gia và
614 thành phố hoặc địa điểm viếng thăm.
Quốc
gia được viếng thăm nhiều lần nhất là BaLan (8 lần) quê hương
của ngài. Kế đến là Hoa Kỳ 7 lần, nước Pháp 6 lần;
Mêhicô và Tây Ban Nha, mỗi nước 5 lần; Brazil và
Portugal 4 lần; Áo, Ðức, Thụy Sĩ, Cộng Hòa Tchèque, Guatemala,
Cộng Hòa Dominique, Canada, Cote
d' Ivoire và Kenya, mỗi nước 3 lần.
Chuyến
viếng thăm dài nhất, là chuyến viếng thăm thứ 32, và đã
diễn ra vào tháng 11 và 12 năm 1986; lúc đó, ÐTC Gioan Phaolô II đã đi
một vòng viếng thăm các quốc gia Bangladesh, quần đảo
Seychelles, quần đảo Fiji, Tân Tây Lan và Úc Châu.
Trong số những chuyến viếng thăm được chú ý nhất, là các chuyến viếng thăm sau đây: chuyến viếng thăm lần đầu tiện tại BaLan năm 1979, tại Nicaragua năm 1983, tại Cuba năm 1998, và tại Thánh Ðịa năm 2000.
(ÐTD)