Tường Thuật về Chuyến Viếng Thăm

của ÐTC tại CROAT

ÐTC đến CROAT vào chiều thứ Năm

mùng 5 tháng 6 năm 2003

 

Tổng Thống và Thủ Tướng của Croat

cùng với Hội Ðồng Giám Mục Croat

tiếp đón ÐTC Gioan Phaolô II tại Phi Trường quốc tế ở Rijeka

 

Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines

 

Tường Thuật về Chuyến Viếng Thăm của ÐTC tại CROAT: ÐTC đến CROAT vào chiều thứ Năm, mùng 5 tháng 6 năm 2003.

(Radio Veritas Asia 7/06/2003) - ÐTC Gioan Phaolô II đã đến phi trường RIJEKA, nằm ở đảo Krk, ngoài khơi bờ biển phía Tây-Bắc của CROAT,  vào lúc 5 giờ chiều giờ địa phương (giờ Croat, tức khoảng 10 giờ đêm giờ Việt Nam), thứ Năm mùng 5 tháng 6 năm 2003, bắt đầu chuyến viếng thăm lần thứ ba tại CROAT, một quốc gia chưa hoàn toàn thoát ra khỏi những hệ quả của gần một ngàn năm bị nhiều thế lực ngoại bang đô hộ.

Dân tộc Croat đã đến lập nghiệp tại vùng đất nầy từ thế kỷ thứ VII. Và vào thế kỷ thứ X, dân tộc CROAT  đã thiết lập được Vương Quốc riêng, tách rời khỏi đế quốc Roma; nhưng không lâu sau đó, --- tức vào thế kỷ thứ XI --- đất  nước Croat phải chịu nhiều thế lực chính trị ngoại bang thống trị; những thế lực đó đến từ Italia, từ Hungari, từ Thổ Nhĩ Kỳ, từ Pháp, Ðức và cuối cùng là chế độ Cộng Sản. Mãi đến năm 1991, đất nuớc CROAT mới dành lại độc lặp, lần đầu tiên sau hơn  một ngàn năm bị trị. Nhưng mới vừa độc lập, thì cộng hoà Croat lại dấn bước vào cuộc chiến đẫm máu với những người SERBI.

Trên bình diện tôn giáo, giai đọan chuyển tiếp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. "sau sự thống trị của hai chế độ độc tài --- Ðức quốc xã và sau đó chế độ cộng sản --- Giáo Hội Công Giáo đang cố gắng vượt qua những hệ quả tiêu cực, để góp phần phục hưng nền luân lý lành mạnh, và xây dựng lại những nhà thờ đã bị tàn phá, và chăm sóc cho những anh chị em tị nạn, nạn nhân của cuộc chiến SERBO-CROAT.

Giáo Hội Công Giáo tại Croat luôn luôn đuợc dân chúng xem như là "biểu tượng" cho sự thống nhất của dân tộc Croat. Nhưng đồng thời, Giáo Hội Công Giáo tại Croat cũng phải giúp huấn luyện một tinh thần cởi mở, chống lại tinh thần quốc gia quá khích. Những tâm tình  ái quốc quá khích nầy là hệ quả  của một lịch sử dài bị ngọai bang thống trị. Vì thế Giáo Hội Công Giáo tại Croat cần góp phần giúp mọi người dân Croat vượt qua những tâm tình quá khích nầy, mà hoà giải cả với những kẻ thù, và giải quyết những tệ nạn xã hội của đất nước vừa được độc lập. Trong số những tệ nạn nầy, cần lưu ý đặc biệt đến nạn nghèo cùng, và nạn thất nghiệp.

Sự tự do chính trị là một điều xem ra còn quá mới lạ đối với đại đa số thành phần dân chúng; vì thế cần huấn luyện dân chúng biết hành động có trách nhiệm. Vì thế, cuộc viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II tại Croat có thể là dịp tốt để khuyến khích những anh chị em giáo dân dấn thân tích cực trong sinh họat xã hội.

Cao điểm của chuyến viếng thăm là lễ phong chân phuớc cho nữ tu Maria Petkovic (1892-1966) vào ngày mùng 6 tháng 6 năm 2003, tại thành phố cảng DUBROVNIK. Ðây sẽ là dịp để ÐTC Gioan Phaolô II trình bày về các họat dộng từ thiện của Giáo hội Công giáo cho tất cả những ai dấn thân vào công cuộc phục hưng tinh thần luân lý và tôn giáo của đất nước Croat. Trước ngày ÐTC đến thăm, Hội Ðồng Giám Mục Croat đã công bố một thư mục vụ nhắc đến những ảnh hưởng của chuyến viếng thăm của ÐTC, không những trong đời sống của Giáo Hội, mà còn cả trong sinh họat của xã hội nữa.Các Giám Mục Croat xác nhận rằng "ÐTC đến thăm, để giúp  giải quyết nhiều vấn đề đang ngăn cản buớc tiến của dân tộc", trong đó có vấn đề  cuộc khủng hoảng gia đình. Vì thế, mà các ngài đã chọn lấy chủ đề cho chuyến viếng thăm của ÐTC là về "gia đình, con đường của giáo hội và của đất nước Croat". Hơn nữa, hiện đang có quan tâm về việc Cộng Hoà Croat gia nhập vào cộng đồng các quốc gia Âu Châu. Các quan sát viên cho rằng,  quan tâm nầy sẽ được nhắc đến trước tiên, khi ÐTC đặt chân đến Croat, trong biến cố đón tiếp ÐTC tại Phi Trường RIJEKA, và nhất là trong cuộc gặp gở giữa ÐTC và Tổng Thống cộng hoà CROAT, ngay chiều thứ năm, mùng 5 tháng 6 năm 2003. Cũng như ÐTC và Toà Thánh đã ủng hộ sự độc lập của đất nước Croat vào năm 1991, thì giờ đây dân chúng hy vọng là ÐTC cũng sẽ ủng hộ việc Croat gia nhập vào Liên Hiệp Âu Châu. Ðối với nhiều người dân Croat, thì đất nước Croat, trên bình diện địa dư, đã là thành phần của đại lục Châu Âu rồi. Hơn nữa,  sự kiện Ðức Tổng Giám Mục Zagreb, thủ đô của Cộng Hoà Croat, là phó chủ tịch của "Liên Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu" --- sự  kiện nầy đuợc hiểu như là một yếu tố thuận lợi giúp Croat gia nhập vào Liên Hiệp Âu Châu.

Trên bình diện văn hoá, dân tộc Croat thuộc nguồn gốc Slavô, nhưng có đa số  theo Giáo hội Công giáo  nghi thức Latinh. Ðây là yếu tố có thể được ÐTC dùng để đề nghị xem Giáo Hội và Dân Tộc Croat như  là "chiếc cầu" giữa Âu châu Tây Phuơng và Âu Châu đông phương.

Công cuộc đối thọai đại kết giữa Công giáo và Chính thống giáo cũng là một quan tâm khác nữa, để ÐTC lên tiếng kêu gọi hoà giải giữa người Croat với đa số theo Công Giáo, và những người Serbi, có đa số theo Chính Thống Giáo. Ðức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo tại Zagreb, sẽ gặp ÐTC vào ngày mùng 7 tháng 6 năm 2003, tại OSIJEK, và như thế nói lên ước muốn của một phần giáo hội Chính thống, muốn  gặp gở và nối lại mối dây liên kết vối Giáo hội Công giáo.

Trở lai chuyến viếng thăm của ÐTC, --- như  vừa nói trên --- ÐTC đã đến phi trường RIJEKA, nằm trên đảo KrK, ngoài khơi  bờ biển hướng Tây Bắc của Croat.

Cộng Hoà Croat là cộng hoà trẻ nhất trong số các quốc gia âu châu. Hiến pháp đã được quốc hội biểu quyết chấp nhận ngày 22 tháng 12 năm1990. Diện tích của Cộng Hoà Croat  rộng 56,542 cây số vuông, giáp giới Slovenia và Hungari ở phía bắc, với Yougoslavia ở hướng đông, và Bosni-Erzegovine ở phía nam, và Biển Adriatic nằm ở phiá Tây. Ngoài phần đất liền, cộng hoà Croat còn có khoảng 1,185 hải đảo, trong số nầy chỉ có 47 đảo có người sinh sống. ÐTC  đáp xuống Phi Trường RIJEKA, nàêm trên đảo KrK.

Ra đón ÐTC tại phi truờng có những vị đại diện cao cấp các thẩm quyền đạo đời. Ngoài Tổng Thống Croat, Ông Stipe Mesic, người ta còn lưu ý đến Thủ Tướng Ivica Racan. Phía Giáo Hội Công Giáo, có ÐTGM Josip Bozanic, TGM thủ đô Zagreb, và khoảng 3,000 tín hữu. Chuông của tất cả các nhà thờ tại RIJEKA đổ vang lên mừng ÐTC đến thăm. Trong bài diễn văn chào mừng ÐTC, tổng thống Croat quả quyết với ÐTC rằng Croat đang trên đường tiến về Liên Hiệp Âu Châu, và một trong những đặc điểm của Liên Hiệp nầy là nền văn minh kitô. Phần ÐTC, trong bài diễn văn đầu tiên của lần viếng thăm nầy, ÐTC kêu gọi những người Kitô, những anh chị em Hồi giáo và những người Do thái giáo hãy cộng tác và tôn trọng lẫn nhau. ÐTC cũng bày tỏ ước nguyện nhìn thấy Croat nhập vào Liên Hiệp Âu Châu.

Trong 5 ngày viếng thăm Croat lần nầy (từ ngày 5-9/06/2003), ÐTC đi thăm 5 thành phố: RIJEKA, ZADAR, DUBROVNIK OSIJEK và DJAKOVO. Và như  thế, trong ba lần viếng thăm Croat, ÐTC  thăm được tất cả 25 giáo phận của Giáo Hội Công Giáo tại Croat.

 

(ÐTD)

 

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page