Hội Ðồng Giám Mục Thụy Sĩ
ủng hộ thông điệp của ÐTC Gioan Phaolô II
về Bí Tích Thánh Thể
được công bố ngày 17/04/2003
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Hội Ðồng Giám Mục Thụy Sĩ ủng hộ thông điệp của ÐTC Gioan Phaolô II về Bí Tích Thánh Thể được công bố ngày 17/04/2003.
Thụy
Sĩ (Apic
17/04/2003) - Ủng hộ thông điệp của ÐTC Gioan Phaolô II về bí tích
Thánh Thể, Hội Ðồng Giám Mục Thụy Sĩ nhận định đây là
một bản văn có "chiều sâu thiêng
liêng" và thể hiện kinh nghiệm sống của ÐTC. Thông điệp
cung cấp những nền tảng rõ ràng cho một cuộc đối thoại đại
kết trong tình thương và trong sự thật. Các Giám Mục Thụy Sĩ
cho rằng, trong thông điệp, ÐTC nhắc lại những điều thiết yếu
của Ðức Tin của Giáo Hội Công giáo liên quan đến mầu nhiệm
Thánh Thể. ÐTC nhắc lại vị trí
trung tâm của Bí Tích Thánh Thể trong đời sống của Giáo Hội.
Và người kitô cũng có trách nhiệm đối với bí tích nầy,
trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong những cử hành
phụng vụ.
Sau đây là
vài điểm chính của Thông Ðiệp,
Thông Ðiệp được chia ra làm sáu chương:
Nơi
chương Một, ÐTC Gioan Phaolô II mô tả
bí tích Thánh Thể như là
mầu nhiệm Ðức Tin, như là hy tế làm cho đời sống của Giáo
Hội trở nên phong phú. ÐTC nhắc lại những nền tảng kinh thánh
luôn có mặt trong việc cử hành Thánh Lễ. ÐTC xác định sự
hiện diện thật của Chúa Kitô chịu đóng đinh và đã phục
sinh, được Chúa Thánh Thần trao ban
cho Giáo Hội. Bí Tích Thánh Thể không phải chỉ là một
biến cố thuần tuý thiêng liêng, nhưng còn có những ảnh hưởng
trong đời sống và trong việc biến đổi thế giới.
Chương
Hai nhấn mạnh rằng Mầu Nhiệm Thánh Thể xây dựng Giáo Hội,
xét vì Giáo Hội không phải chỉ
là một tập hợp những cơ cấu và những ngôi nhà, nhưng
còn là và nhất là một thực tại thiêng liêng. Do bởi phép
Rửa Tội, người kitô đã
được kết hiệp với Chúa Kitô; nhưng rồi trong cuộc sống hằng
ngày, người kitô còn cần đến một sự gắn bó mỗi ngày
một hơn; chính nhờ tham dự vào bí tích Thánh Thể mà người
kitô canh tân những mối dây kết hiệp với Chúa Kitô, Ðấng
hiện diện trong Giáo Hội nhờ Chúa Thánh Thần. "Mỗi người
chúng ta lãnh nhận Chúa Kitô. Và ngược lại, Chúa Kitô tiếp
đón mỗi người chúng ta. Như thế, dân của giao ước mới
được thiết lập.
Nơi
chương Ba, ÐTC nhấn mạnh đến sự kiện nầy là Giáo Hội
được xây dựng trên nền tảng các tông đồ. Chỉ trong mối
tương quan nầy mà việc cử hành bí tích Thánh Thể được
hiểu. Trong những bản văn kitô đầu tiên, bí tích Thánh Thể
được liên kết với dung mạo của vị Tông Ðồ, của vị giám
mục hay linh mục; và đây là truyền thống mà Giáo hội Công
giáo đã duy trì cho đến ngày hôm nay. Vì thế, điều cần thiết
là vị linh mục phải là kẻ chủ sự việc cử hành Thánh Lễ.
Ðiều nầy kéo theo những
khả thể cũng như những giới hạn trong công cuộc đối thọai
đại kết.
Chương
thứ Tư nói đến vấn đề "hiệp thông". Người ta không
thể "dùng" bí tích Thánh Thể
để "gây ra" sự
hiệp thông. Bí Tích Thánh Thể giả thiết phải có trước sự
hiệp thông giáo hội. Bí Tích Thánh Thể đến củng cố sự
hiệp thông đã có, và kiện toàn sự hiệp thông nầy. Có
một sự hiệp thông vô hình, là sự hiệp thông của đức
tin, và một sự hiệp thông hữu hình, là sự hiệp thông giáo
hội trong những cơ cấu cụ thể. "Sự hiệp thông với vài
Giáo Hội và cộng đoàn giáo hội khác, chưa được thực
hiện cách trọn đủ. Người ta chưa thể hiệp nhất với nhau nơi
một bàn tiệc." Tuy nhiên, ÐTC khuyến khích hãy luôn tìm kiếm
phương thế để đào sâu thêm sự hiệp thông nầy.
Chương
thứ Năm nói đến phẩm giá xứng đáng của việc cử hành
Thánh Thể, được thể hiện trong vẽ
đẹp của những cử hành và những kiến trúc tôn giáo. ÐTC cũng
nói đến một sự "hội nhập văn hoá" cần thiết trong những
nền văn hoá khác nhau.
Cuối
cùng, nơi chương Sáu, ÐTC trình bày một suy niệm về trọn
cả cuộc đời của Mẹ Maria, mô tả Mẹ như là một người nữ
của bí tích thánh thể, bởi vì Mẹ là "Nhà Tạm Ðầu Tiên",
mở rộng đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần và như
thế trao ban Chúa Kitô cho thế gian. Mẹ là Mẹ của Giáo Hội
và là mẫu gương của tất cả mọi nguời kitô.
Sau khi đã lướt qua những điểm nội dung chính của Thông điệp như trên, Hội Ðồng Giám Mục Thuỵ Sĩ nhận định rằng để lĩnh hội hết ý nghĩa của Thông Ðiệp, thì không nên đọc cách vội vã, để đừng bị rơi vào cảm tưởng cho rằng đây là một bản văn có tính cách bút chiến, chống lại những lạm dụng trong việc cử hành bí tích Thánh Thể. Người ta không nên cảm thấy thất vọng bởi ngôn ngữ có tính cách "truyền thống" của thông điệp. Theo nhận định của các Giám Mục Thuỵ sĩ, ÐTC xử dựng ngôn ngữ truyền thống nói về bí tích Thánh Thể, để trình bày những điểm quy chiếu rõ ràng cho người công giáo vào khởi đầu ngàn năm kitô thứ ba.