Tương quan hiện nay giữa Toà Thánh
và Những người Công Giáo Thủ Cựu
của Ðức Cha Lefèvre
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Tương quan hiện nay giữa Toà Thánh và Những người Công Giáo Thủ Cựu của Ðức Cha Lefèvre.
Roma,
(Apic 21/04/2003) - Cách đây gần ba năm,
vào Năm Thánh 2000, Ðức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm
Ðức Hồng Y Castrillon Hoyos kiêm thêm chức vụ chủ tịch Ủy
Ban được gọi là "Ecclesia Dei" (Giáo Hội của Thiên Chúa),
do chính Ðức Gioan Phaolô II thiết lập, để đối thọai với
những anh chị em thủ cựu của Ðức Cha Lefèvre và cũng để
chăm sóc cho những anh chị em nào thuộc nhóm thủ cựu nầy
tuy đã trở về với sự hiệp thông giáo hội, nhưng vẫn còn
muốn duy trì nghi thức phụng vụ tiền công đồng Vaticanô II.
Từ
hơn hai năm qua, những đối thoại được tiếp tục.
Toà Thánh giữ thái
độ thận trọng và im lặng truớc
những thành quả đã đạt được qua
những lần trao đổi nầy. Chẳng hạn như hồi tháng Giêng năm
2002, một quy ước đã được ký kết giữa Toà Thánh Vatican
và những anh chị em thủ cựu nguời Brazile, tại Campos. Theo quy
ước nầy, thì những anh chị em theo "nhóm duy truyền thống"
của Ðức Cha Lefèvre, trở về sống trong cộng đoàn giáo hội,
vừa được phép duy trì những
nghi thức tiền công đồng Vaticanô II.
Tiếp
tục tinh thần đối thọai nầy, ÐHY Castrillon Hoyos, Tổng Trưởng
bộ Giáo Sĩ, kiêm chủ tich Ủy Ban Ecclesia Dei, Giáo Hội của Chúa,
như vừa nói trên, sẽ dâng thánh lễ theo nghi thức của
"thánh giáo hoàng Piô V", vào ngày 24 tháng 5 năm 2003, tại
Ðền Thờ Ðức Bà Cả, Roma.
Ðây
là lần đầu tiên, kể từ năm 1970, một Vị Hồng Y cử hành
công khai tại Roma một thánh lễ theo nghi thức "tiền công đồng
Vaticanô II". Ðây là "lần đầu tiên" đối với một
hồng y, nhưng lại không
phải là một điều mới mẻ lạ lùng, bởi vì, từ năm 1984,
Ðức Gioan Phaolô II đã ban đặc quyền cho
các vị giám mục bản quyền tại địa phương, được cho
phép cử hành thánh lễ bằng
tiếng Latinh, theo nghi thức của Ðức Thánh Giáo Hoàng Piô V.
Nhật báo "Tin Chiều", số phát hành cho ngày 20 tháng Tư
năm 2003, đã đưa tin về biến cố đặc
biệt nầy, và gọi đây là "sáng kiến của Toà Thánh đưa
tay ra đón nhận các tín hữu thủ cựu. Nhóm những người
cộng giáo thủ cựu tại Italia vừa ra tuyên ngôn thuận lợi
như sau:
"Hãy
Ðến gặp gỡ rất nhiều điều đặc biệt đang chờ đợi của
những người Công giáo thủ cựu, trong khuôn khổ của lợi
ích càng ngày càng tăng và được canh tân đối với phụng
vụ truyền thống, Ðức HY Castrillon Hoyos, sẽ hướng dẫn buổi
đọc kinh Mân Côi, và sẽ cử hành Thánh Lễ, theo nghi thức
củ của thời công đồng Triđentinô, vào ngày 24 tháng 5 năm
2003, tại Ðền Thờ Ðức Bà
Cả, Roma".
Phần
ÐHY Tổng Truởng bộ Giáo Sĩ, ngài
đã gởi một bức thư cho cộng đoàn thủ cựu tại Pisa,
Italia, là cộng đoàn được biết có những liên lạc tốt với
"Cộng đoàn Huynh đệ Thánh Piô X", do chính Ðức Cha Marcel
Lefèvre thành lập, và đã trở nên "một ly giáo", kể từ
năm 1988.
Trong
thơ, ÐHY Hoyos bảo đảm rằng: Toà Thánh sẽ bảo vệ quyền lợi
của các tín hữu có lòng mộ mến phụng vụ truyền thống, và
tôn trọng những khát vọng chính đáng của họ.
Từ
phía "Cộng Ðoàn Thánh Piô X", những vị lãnh đạo hiện
nay xem ra như có thái độ hết sức thận trọng. Trong một cuộc
nói chuyện mới đây, về
công việc hiện nay của Cộng Ðoàn Thánh Piô X, được tổ chức
tại Thủ Ðô Paris, ngày 30 tháng 3 năm 2003, vị trách nhiệm Cộng
Ðoàn đã quả quyết rằng:
"Roma không còn có uy tín nữa. Chúng tôi đang có cảm tưởng
như đang đứng trước ngọn đèn đường ở ngả tư, chớp từ
xanh sang đỏ, rồi ngược lại, từ
đỏ sang xanh. Chúng tôi
hy vọng là ngọn đèn nầy luôn luôn chớp xanh."
Thánh
Giêng năm 2003, Ðức Cha Fellay, người chịu trách nhiệm cộng
đoàn Piô X, đã phái một vị đại diện đến Vatican, để trao
tận tay Ðức HY Castrillon Hoyos một bức thơ trong đó Ðức Cha
than phiền là "hai điều kiện đã được
đồng ý hồi tháng Giêng năm 2001,
đến nay chưa được thực hiện." Hai điều kiện tiên quyết
đó là: mọi linh mục đều có quyền cử hành thánh lễ bẵng
tiếng latinh theo nghi thức củ xưa, và tất cả những biện pháp
chống lại nhóm thủ cựu cần
được hủy bỏ. Toà Thánh chưa trả lời về hai yêu cầu nầy.
Tuy nhiên, sau biến cố tháng Giêng năm 2002, tại Campos, bên Brazil --- tức việc một cộng đoàn thủ cựu trở về với sự hiệp thông giáo hội ---, thì vẫn còn hy vọng "Cộng Ðoàn Thánh Piô X" sẽ xích lại gần với Toà Thánh hơn.
(Ðặng Thế Dũng)