Vài Giải Thích của Ðức TGM Angelo Amato
Tổng Thư Ký Bộ Giáo Lý Ðức Tin
về Thông Ðiệp mới của ÐTC
nói về Bí Tích Thánh Thể
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Vài
Giải Thích của Ðức TGM Angelo Amato, Tổng Thư Ký Bộ Giáo Lý
Ðức Tin về Thông Ðiệp mới của ÐTC
nói về Bí Tích Thánh Thể.
(Radio
Veritas Asia 18/04/2003) - Thứ Năm Tuần Thánh đầu tiên của triều
giáo hoàng, tức tuần thánh năm 1979, Ðức Gioan Phaolô II đã
mở ra một điều mới: đó là ngài viết cho các linh mục một
bức thư làm nổi bật tương quan giữa bí tích thánh thể và
chức linh mục thừa tác, để khuyến khích các ngài sống ơn
gọi và thi hành tác vụ mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Từ đó,
mỗi năm vào dịp Thứ Năm Tuần Thánh, ÐTC
Gioan Phaolô II đều có
gởi cho các linh mục một bức thư. Hai mươi lăm năm sau, tức
thứ Năm tuần thánh năm 2003, ÐTC
lại mở ra một điều mới nữa: ngài không viết thư
cho các linh mục nhân ngày thứ năm tuần thánh, nhưng trong Thánh
Lễ Tiệc Ly, ngài ấn ký và gởi đến mọi thành phần dân
Chúa - và dĩ nhiên đến các linh mục - một thông điệp về Bí
Tích Thánh Thể. ÐTC mời gọi
không phải chỉ các linh mục mà thôi, nhưng mời gọi toàn thể
giáo hội hãy dừng lại trước Chúa Giêsu Thánh Thể, Bánh hằng sống không ngừng
nuôi sống Giáo Hội mọi ngày, cho đến tận cùng. Thông Ðiệp
thứ 14 của ÐTC về bí tích thánh
thể là một
suy niệm sâu xa về mầu nhiệm thánh thể, mầu nhiệm trung tâm của đức tin Công giáo,
là kho tàng của Giáo Hội và là con tim của thế giới.
Tiếp sau đây, là vài giải thích
của Ðức TGM Angelo Amato, tổng thứ ký của bộ giáo lý đức
tin, về thông điệp mới của
ÐTC nói về bí tích Thánh Thể.
Trước
hết, Ðức TGM muốn lưu ý mọi người rằng: ngoài yếu tố
giáo lý về bí tích thánh
thể, Thông Ðiệp có tích chứa những yếu tố
thuộc kinh nghiệm sống của
ÐTC. Ðức TGM nói như sau:
"ÐTC
nói về bí tích thánh thể, dựa trên kinh nghiệm hằng ngày của
ngài qua việc cử hành thánh
thể nơi các nhà thờ bên BaLan, nơi Ðền thờ Thánh Pherô, nơi
hàng ngàn nhà thờ, hoặc tại các quảng trường, --- và cả
nơi những vận động trường --- trong các chuyến viếng thăm
mục vụ khắp nơi trên thế giới. Ðó là tính cách "toàn
cầu" của bí tích, liên kết trời và đất, và thấm nhuần tất cả mọi thụ tạo. Thế giới
được khai sinh từ bàn tay Thiên Chúa Ðấng Tạo Hoá và trở
về lại với Ngài, được Chúa Kitô cứu chuộc. ÐTC cảm động
nhắc lại Bí Tích Thánh Thể đã
được ngài cử hành tại
Phòng Tiệc Ly ở Giêrusalem, trong
lần ngài hành hương đến Giêrusalem dịp đại Năm Thánh 2000.
Bí Tích Thánh Thể là như sợi
dây liên kết không bao giờ bị
gián đọan, liên kết
Thứ Năm Tuần Thánh năm 2003 với Bửa Tiệc Ly của Chúa
Giêsu với các môn đệ trước khi chịu nạn. Ngoài khía cạnh
khâm phục tôn thờ đối với bí tích Thánh Thể ra,
ÐTC nhắc đến vài bóng tối đang che mờ lòng tôn
thờ Thánh Thể tại vài quốc gia, vài vùng trên thế giới.
ÐTC nhắc đến việc các tín hữu đã bỏ mất thói quen tôn
thờ Thánh Thể, nhắc đến những lạm dụng trong việc cử hành
bí tích Thánh Thể, việc rút gọn bí tích Thánh Thể thành như
là một bữa tiệc huynh đệ, việc bỏ quên tính cách cần thiết
của chức tư tế thừa tác để cử hành bí tích Thánh Thể
thành sự."
Kế
đến , Ðức TGM nhắc đến ba điểm nổi
bật của thông điệp về bí tích Thánh Thể: (1) khía cạnh
mầu nhiệm đức tin, (2) khía cạnh giáo hội học, và (3) khía
cạnh mục vụ. Ðức TGM giải thích như sau:
"Trước
hết, bí tích thánh thể là một mầu nhiệm của đức tin, một
món quà tuyệt diệu của Chúa Giêsu, Ðấng trao ban chính mình
và ơn cứu rỗi cho con người. Khi cử hành bí tích Thánh Thể,
biến cố cứu rỗi của cái chết và sống lại của Chúa Giêsu,
được làm cho hiện diện thật sự và có sức tác động:
hy tế của Chúa có tính cách quyết định cho việc cứu rỗi
nhân loại, đến độ Chúa Giêsu đã hoàn tất
công việc và chỉ trở về cùng Thiên Chúa Cha, sau khi đã
để lại cho chúng ta phương thế giúp
tham dự vào hy tế Thánh Thể
và hưởng lấy những hoa trái cứu rỗi. Bí Tích Thánh
Thể là bánh hằng sống ban sức mạnh hằng ngày."
"Kế
đến Bí Tích Thánh Thể xây dựng giáo hội. Việc
được tháp nhập vào thân thể Chúa Kitô, qua bí tích Rửa
Tội, nay được củng cố
trong bí tích Thánh Thể. ÐTC quả quyết rằng không những
mọi nguời tín hữu lãnh nhận Chúa Kitô, mà chính Chúa
Kitô tiếp nhận mỗi người chúng ta. Bí Tích Thánh Thể có sức
mạnh hiệp nhất. Khi tham dự
vào bí tích Thánh Thể, các tín hữu trở nên một thân thể,
bởi vì tất cả cùng tham dự vào một bánh duy nhất, như thánh
Phaolô đã dạy. Khi nói đến điểm nầy, ÐTC khen ngợi việc
tôn sùng Thánh Thể bên ngoài Thánh Lễ,
như việc đặt Mình Thánh Chúa để tôn kính,
Viếng Chúa Giêsu Thánh Thể."
"Khía
cạnh thứ ba được nhắc đến, thuộc
bình diện mục vụ, là mối tương quan giữa Thánh Thể và bí
tích Hoà giải. Sự Hoà giải là
điều bắt buộc để tham dự trọn vẹn vào Hy tế Thánh Thể.
Chúng ta chỉ đến với bí tích Thánh Thể trong tình trạng ân sủng.
Việc hiệp thông trong ân sủng với Chúa Kitô cần được thể
hiện trong sự hiệp thông giáo hội: trong sự hiệp thông với
Ðức Thánh Cha và các giám mục và với quyền giáo huấn của
các ngài. Vì thế, bí tích Thánh Thể tạo ra sự hiệp thông
và giáo dục sống hiệp thông."
Ðức
TGM cũng không quên nhắc đến khía cạnh đại kết của Bí Tích
Thánh Thể như sau:
"Chắc
chắn rằng bí tích Thánh Thể là bí tích của sự hiệp thông và hiệp nhất của
và trong Giáo Hội.
Sự hiệp thông giáo hội nầy được thiết lập trên sự
hiệp thông đầy đủ vào lời
tuyên xưng đức tin, hiệp
thông trong các bí tích và trong việc điều hành giáo hội.
Không thể cùng cử hành
một phụng vụ Thánh Thể chung với nhau,
bao lâu chưa thiết lập
lại những mối dây liên kết như vừa được nhắc lại trên đây. Con đường
tiến đến sự hiệp nhất phải được thực hiện trong sự
thật của đức tin. Tuy nhiên, ÐTC nhấn mạnh liền ngay rằng
ước muốn mãnh liệt cử hành chung bí tích Thánh Thể đã là
điều đáng khen cho cả hai phía và là lời khẩn cầu
dâng lên Thiên Chúa cho sự hiệp nhất hoàn toàn."
"Cuối cùng, một đặc điểm nữa
của thông điệp, là chỗ đứng quan trọng dành cho Mẹ Maria."
"Nơi các thông điệp khác, sự hiện diện của mẹ Maria được nhắc đến nơi một đoạn ngắn, vào lúc kết thúc thông điệp; nhưng trong thông điệp mới nầy, thì Mẹ Maria được dành riêng cho một Chương. Ðó là chương thứ 6 của thông điệp, có tựa đề: hãy đến trường học của Mẹ Maria, người nữ của bí tích Thánh Thể. Trong năm Mân Côi nầy, không thể nào thiếu sót việc nhắc đến Mẹ Maria, Mẹ của Chúa, và là Ðền Thờ đầu tiên của Chúa Giêsu trong lịch sử. ÐTC nhắc đến kinh nghiệm sống của Mẹ Maria sau khi Chúa Phục Sinh. Ðối với Mẹ, lãnh nhận bí tích Thánh Thể có nghĩa là lãnh nhận lại trong cung lòng mình, một con tim đã từng đập nhịp cùng với con tim của Mẹ. Mẹ Maria, người nữ của bí tích Thánh Thể, cũng là người nữ của lời Chúc Tụng Thiên Chúa (Magnificat), trong đó Mẹ hát lên mừng trời mới đất mới. Nếu lời kinh Chúc Tụng Thiên Chúa của Mẹ Maria nói lên con đường tu đức Thánh Thể, thì bí tích Thánh Thể được trao ban cho chúng ta, ngõ hầu trọn cả đời sống chúng ta trở nên lời Chúc Tụng Thiên Chúa."
Ðó là một vài Giải Thích của Ðức TGM Angelo Amato, Tổng Thư Ký Bộ Giáo Lý Ðức Tin về Thông Ðiệp mới của ÐTC nói về Bí Tích Thánh Thể. Xin kính chào quý vị, và hẹn gặp lại trong chương trình phát thanh lần tới.
(ÐTD)