Vấn Ðề thiết lập một chính quyền mới

để Lãnh Ðạo Tại Iraq

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Vấn Ðề thiết lập một chính quyền mới để Lãnh Ðạo Tại Iraq.

Basra, Iraq (AFP 15/04/2003) - Chính quyền của ông Saddam Hussein, hiện nay, đã đi vào lịch sử, tuy nhiên những người Hồi giáo Shiite và Sunni đều đồng ý rằng, chính quyền mới của Iraq thời hậu Saddam không thể nào được thay thế bởi chính quyền của những đạo sĩ Hồi giáo, bởi vì họ cho rằng đây thật  là một tai họa, nếu Iraq lại  đi theo con đường cũ của Iran.

Ông Nasser Hashem, một  kỷ sư, cho biết, "các giáo sĩ biết về kinh thánh Koran và những việc liên quan đến Hồi giáo, nhưng những kẻ cầm quyền, thì  phải biết về chính trị và nhu cầu của người dân."

Thứ ba (15/04/2003), tại Nasiriyah, khoảng 20,000 người đã biểu tình chống lại cuộc họp của nhóm đối lập do Hoa kỳ tổ chức, những người này đòi hỏi rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo của nhóm Hồi giáo Shiite phải có tiếng nói quyết định về việc ai là người lãnh đạo kế tiếp tại Iraq.

Tuy nhiên nhiều người dân Iraq cho rằng, những cái nhìn như thế chỉ phản ảnh một số nhỏ những người có đầu óc hẹp hòi.

Người dân tại các thành phố  lớn như  Baghdad, Barsa  cho rằng, thật là không quan trọng nếu nhà lãnh đạo kế tiếp của Iraq là người thuộc nhóm hồi giáo Shiite hoặc Sunni. Bởi vì,  không có gì khác nhau giữa người Shiite và Sunni tại Iraq, theo họ, tất cả  là người Hồi giáo và có cùng một quyển kinh Koran. Nhưng có một điều chắc  chắn, đa số người dân Iraq không muốn có một chính quyền "giáo sĩ trị" như tại Iran.

Nhóm hồi giáo Shiite chiếm 80% dân số tại Iran và chiếm gần hơn 50% dân số tại Iraq, phần còn lại đa số là người hồi giáo Sunni và một số nhỏ theo Thiên chúa Giáo.

Nhóm hồi giáo Sunni tại Barsa cũng có cùng ý tưởng tương tự. Ông Abdul Karim, người có bằng tiến sĩ về Hồi giáo tại đại học Barsa nói, "tất cả  chúng tôi là những người Hồi giáo, nhưng chúng tôi cũng tôn trọng những tôn giáo khác, ví dụ như Thiên chúa giáo.  Chúng tôi muốn chính phủ mới phải là một cơ quan lãnh đạo quốc gia cho tất cả mọi người --- người Kurd, Ả rập, Sunni và Shiite.

Cư dân tại đây cho rằng, điều quan trọng là bất cứ chính phủ mới nào cũng phải tôn trọng quan điểm của các tôn giáo và không nên tiếp tục chính sách đàn áp các nhà lãnh đạo tôn giáo như ông Saddam.

Ông Karim ghi chú rằng, thật là không đúng để nói rằng, "ông Saddam là người Sunni cho nên ông ghét nhóm người Shiites," ông Karim giải thích, "bởi vì nhiều nhà lãnh đạo người Sunni cũng bị giết chết trong thời kỳ của ông Saddam. Nhiều nhà lãnh đạo Sunni cũng bị giam tù tại Barsa."

Nhiều học giả Hồi giáo cho biết, trong khoảng thập niên 1980s, ông Saddam đối xử rất tàn bạo với các nhà lãnh đạo hồi giáo. Và  sự tương phản giữa chủ nghĩa trần tục của ông Saddam và chủ nghĩa cực đoan của các giáo sĩ Ayatollahs tại Iran, đã khiến cho ông nhận được sự hậu thuẫn của Hoa kỳ trong suốt cuộc chiến giữa Iran và Iraq vào thập niên 1980s. Tuy nhiên sau năm 1990, ông Saddam đã có nhiều thay đổi; trong những năm cuối cùng, ông đã cố gắng để tạo hình ảnh của ông như là một nhà lãnh đạo hồi giáo. Trong thời  gian này, nhiều tấm hình của ông ta trước đây ăn mặc theo kiểu tây phương đã được thay thế bằng những tấm hình ăn  mặc theo truyền thống Hồi giáo.

 

(VK)


Back to Home Page