Diễn Văn Trình bày
lập trường của Toà Thánh
tại Phiên họp của
Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Diễn
Văn Trình bày lập trường của Toà Thánh tại Phiên họp của
Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
(Radio Veritas Aisa - 21/02/2003) Quý vị
và các bạn thân mến, Hôm thứ Tư, 19 tháng 2/2003,
Ðức Tổng Giám Mục Cê-les-ti-nô Mi-gli-ô-rê, quan sát viên
thuờng trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã
đọc bài diễn văn trong Phiên Họp của Hội Ðồng Bảo An, nói lên
lập trường của Toà Thánh đối với vấn đề
Iraq hiện nay. Ðây kính mời quý vị và các bạn theo dõi nguyên văn bản dịch tiếng Việt của bài diễn
văn nầy. Ðức Tổng Giám Mục Celestino
Migliore đã nói như
sau:
Thưa
ngài Chủ Tịch,
Xin
cám ơn ngài đã cho tôi dịp
thuận tiện nầy, để nói lên mối quan tâm sâu xa và sự chăm
sóc của ÐTC về vấn đề IRAQ, và nói lên điều nầy ngay tại
Phòng Họp của Hội Ðồng Bảo An, nơi mà những vấn đề có
liên hệ đến nền Hoà Bình và
An Ninh của thế giới, được bàn cải, để tránh
không cho chiến tranh bùng nổ.
Thưa ngài chủ tịch, nhân
dịp nầy, Tôi vui mừng nhắc lại đây
cuộc gặp gỡ thành công của Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp
Quốc Ko-fi Annan với ÐTC
Gioan Phaolô II, tại Vatican,
vào chiều hôm qua (6:30 chiều thứ Ba 18/02/2003).
Thưa
ngài chủ tịch, ngay từ đầu, Toà Thánh đã luôn luôn nhìn
nhận vai trò không thể thay thế
được của cộng đồng quốc tế, để giải quyết vấn đề
tuân hành của Iraq theo những điều khoản của nghị quyết
Liên Hiệp Quốc.
Về
việc nầy, Toà Thánh hiểu rằng cộng
đồng quốc tế đã quan tâm đúng và đang giải quyết một vấn
đề khẩn cấp và chính đáng: đó là vấn đề giải trừ
những vũ khí tàn sát
tập thể; đây là một hăm dọa phát xuất không phải
chỉ tại một vùng, nhưng buồn thay tại những nơi khác trên
thế giới nữa. Toà Thánh xác tín rằng trong
những cố gắng để múc lấy sức mạnh từ
những phương thế ôn hoà,
do luật pháp quốc tế cho phép, việc xử dụng sức mạnh
không phải là điều chính đáng. Thêm vào những hậu quả
trên thành phần dân sự, đã từng
chịu thử thách khá
lâu rồi, thì còn có những viễn tượng đen tối của những
căng thẳng và xung đột giữa các dân tộc và các nền văn
hoá và việc làm đáng trách xử dụng
lại chiến tranh như là
một phương thế để giải quyết những hoàn cảnh không thể
chấp nhận được.
Toà
Thánh đang theo sát những biến
chuyển và
nâng đỡ những cố gắng của cộng đồng quốc tế, nhắm
giải quyết cuộc khủng hoảng trong
giới hạn của luật pháp quốc tế.
Vì mục tiêu nầy và với lập truờng như
vừa nói, Ðức Thánh Cha mới đây đã sai Vị Sứ Giả
đặc biệt đến thủ đô Baghdad, để
gặp gở với Tổng Thống Saddam Hussein,
và trao cho ông một sứ
điệp nhấn mạnh đến, giữa
bao điều khác, (nhấn mạnh)
đến việc cần phải có những cam kết cụ thể trong việc trung
thành tuân theo những nghị quyết quan trọng của Liên Hiệp Quốc.
Một sứ điệp giống như vậy cũng đã được trao cho Ông
Ta-rek A-ziz, Phó Thủ Tướng Iraq, vị đã đến thăm ÐTC
ngày 14 tháng 2/2003. Hơn nữa, xét vì cảnh tàn phá sau một
cuộc can thiệp quân sự, Vị
Sứ Giả Ðặc Biệt của Ðức Gioan Phaolô II
đã kêu gọi đến lương
tâm của tất cả những ai có một vai trò trong việc quyết
định cho tương lai của cuộc
khủng hoảng, trong những ngày sắp tới nầy, "bởi vì tính
cho cùng, chính lương tâm mới có tiếng nói cuối cùng, tiếng
nói mạnh mẽ hơn mọi chiến thuật, hơn mọi ý thức hệ, và
cả hơn tất cả tôn giáo nữa."
Thưa
ngài chủ tịch, Toà Thánh xác tín rằng cả khi tiến trình kiểm
soát vũ khí xem ra chậm, nhưng
nó vẫn còn là con đường hiệu nghiệm, có thể dẫn đến
việc lập nên một sự đồng thuận; và sự đồng thuận nầy,
nếu được nhiều quốc gia chấp nhận,
thì có thể làm cho bất cứ chính phủ nào cũng không
thể hành động khác đi
được, nếu
không muốn bị cô lập
trên bình diện quốc tế. Vì thế Toà Thánh
quan niệm rằng: đây
cũng là con đường thích hợp, có
thể dẫn đến một quyết định đồng thuận và xứng đáng cho
vấn đề; và quyết định nầy có thể là căn bản cho nền
hoà bình đích thật và lâu bền.
"Chiến
tranh không bao giờ chỉ đơn thuần là một phương tiện khác, mà
người
ta có thể chọn sử dụng, để
giải quyết những khác biệt giữa các dân nước. Như
Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế
nhắc lại cho chúng ta, chiến tranh không thể nào được
chọn lấy, cả khi chiến
tranh là để bảo đảm công ích, ngọai trừ trường hợp
chiến tranh được chọn như là giải pháp cuối cùng và
trong sự phù hợp với những điều kiện thật gắt gao,
vừa không bỏ qua những hậu quả cho thành phần dân sự
trong lúc và sau khi có những can thiệp quân sự" (trích lời
của ÐTC phát biểu với ngoại giao đoàn, ngày 13 tháng Giêng
năm 2003).
Về
vấn đề Iraq, đa số cộng đồng quốc tế có lập trường kêu
gọi thực hiện giải pháp
ngọai giao, để giải quyết
cuộc tranh cãi, và kêu gọi hãy dùng mọi
cách thế để giải quyết ôn
hoà. Lời kêu gọi nầy không nên bị bỏ qua. Toà Thánh khuyến
khích mọi thành phần có liên hệ,
hãy duy trì
đối thoại, một cuộc
đối thoại có thể
tìm được những giải pháp,
có thể phòng ngừa trước một cuộc chiến xảy ra,
và thôi thúc cộng đồng
quốc tế hãy lãnh nhận trách nhiệm trong việc đương đầu với
bất cứ sự không tuân
theo nào của Iraq.
Thưa
ngài chủ tịch, trước khi kết thúc tuyên ngôn nầy, xin hãy
cho phép tôi vọng lại đây, trong Phòng Hội nầy của Hoà Bình,
(vọng lại) những lời
nói mang đến hy vọng của vị sứ giả đặc biệt
được Ðức Gioan Phaolô II
sai đến Iraq, như sau: "Hoà bình là điều còn có thể
được tại Iraq và cho Iraq.
Bước tiến nhỏ nhất trong vài
ngày tới đây, có giá trị lớn
như một bước dài tiến đến Hoà Bình."
Xin
hết lòng cám ơn, thưa ngài chủ tịch.
Quý
vị và các bạn thân mến,
Ðó là nguyên văn bài phát biểu của vị Ðại Diện Toà Thánh tại Hội Nghị của Hội Ðồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc, hôm thứ Tư, ngày 19 tháng 2/2003. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn.