Ông Putin Cho Rằng
Chuyến Viếng Thăm Của
ÐTC Gioan Phaolô II Ðến Moscowa
Là Cần Thiết
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Ông
Putin Cho Rằng Chuyến Viếng Thăm Của ÐTC Gioan Phaolô II Ðến
Moscowa Là Cần Thiết.
Moscowa
(Zenit 18/02/2003) - Vị Ðại diện của Liên Bang Nga tại Tòa thánh
nói, tổng thống Vladimir Putin cho
rằng chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II đến Liên Bang
Nga, là một điều cần thiết, nếu giáo hội chính thống
tiếp đón ngài.
Trong
một cuộc phỏng vấn với nhật báo Vremja Novostej của Moscowa, ông
Vitaly Litvin nói, "chuyến viếng thăm của ÐTC đến Moscowa không
chỉ là điều có thể, nhưng còn là điều cần thiết nữa."
Tuy
nhiên, ông nói, một vài chướng ngại cần phải được dẹp
bỏ trong các cuộc đối thoại giữa hai giáo hội.
"ÐTC
không thể chỉ đến viếng thăm, với tư cách là một lãnh tụ
của một quốc gia, nhưng còn như là lãnh tụ của một Giáo hội;
Vì Thế, chúng ta không thể
tưởng tượng được rằng ngài không
gặp gỡ Thượng phụ giáo chủ
của Moscowa trong thời gian viếng thăm. Ðiều cần thiết
là chuẩn bị bầu khí bình thường, ngõ hầu chuyến viếng thăm
đạt được nhiều hiệu quả."
Nhắc
đến những chướng ngại còn tồn tại trong cuộc đối thoại
giữa Roma và tòa giáo chủ chính thống Moscowa, ông Litvin nhắc
đến cáo buộc "chủ nghĩa chiêu mộ cải đạo" của Công
giáo tại Nga, và vấn đề của những người công giáo theo
nghi lễ Ðông phương tại Ukraine. Ông ta cũng đề cập đến vấn
đề của một vị giám mục và nhiều linh mục, đã bị trục xuất
ra khỏi nước Nga dạo năm 2002.
Theo
ông, việc trục xuất của họ "không có liên quan gì đến
hoạt động tôn giáo". "Vì thế, những cáo buộc
chính phủ Nga xúi giục một
chiến dịch chống lại Công giáo,
là điều không có nền tảng."
Ông
Litvin nói thêm rằng, một số đại diện của giáo hội công
giáo đã vượt qua khỏi lãnh
vực thiêng liêng, và bắt đầu dấn thân vào trong
các hoạt động không phù hợp
với chức vụ linh mục của họ."
Ông
ta nói thêm, "đây không phải là một
điều bình thường, khi vị đại diện
của hàng giáo sĩ dấn
thân vào những hoạt động thuần tuý thương mại." Tuy
nhiên khi lên án điều này, ông Litvin đã không đưa ra một
bằng chứng nào cho lời cáo
buộc trên.
Ðáp
lại, nhật báo Tương Lai của HÐGM Ý, đã
mô tả sự cáo buộc của ông Litvin như "điều không
thể hiểu được và thậm chí sỉ nhục."
Ông
Litvin nói thêm rằng, Tòa thánh "không nên có ảo tưởng
nào về việc Chính phủ Nga cho phép các vị mục tử bị trục
xuất được trở lại Nga, vì những vị nầy vi phạm luật pháp của Nga, nên chiếu khán của họ
đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, Chính Phủ Nga không phản đối
việc thay thế các giáo
sĩ bị trục xuất này bằng
những giáo sĩ khác."
Theo
nhật báo Vremija Novostej, kể từ khi ÐTGM Antonia Mennini, vị đại
diện mới của Tòa thánh tại Moscowa, đến Nga,
thì có một sự cải tiến trong
các mối liên hệ giữa chính phủ
và tòa thánh."
Các mối liên hệ giữa giáo hội chính thống và Công gíao đã trở nên tồi tệ vào năm 2002, sau khi bốn giáo phận chính toà được thiết lập tại liên bang Nga.