ÐTC lên tiếng kêu gọi Hoà Bình
cho Phi Châu và Iraq
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC
lên tiếng kêu gọi Hoà Bình cho Phi Châu và Iraq.
(Roma, Apic 9/04/2003) - Vào
cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư, mùng 9 tháng 4 năm
2003, ÐTC Gioan Phaolô II đã nói lời kêu gọi như sau:
"Trong khi tại
thủ đô Baghdad và tại những nơi khác nữa trên đất nuớc
Iraq, vẫn còn tiếp tục những cuộc chạm súng gây tàn phá
và chết chóc, thì có những tin tức không kém quan tâm hơn
đến từ Châu Phi; nơi mà từ đó, trong những ngày qua, đã
có những thông tin về những cuộc tàn sát và những cuộc
xử tử tập thể. Sân khấu diễn ra những tội ác nầy là
vùng đất bị dày vò quanh
các Ðại Hồ, và một cách
đặc biệt là Cộng Hoà Dân Chủ Congo.
Dâng lên
Thiên Chúa lời cầu nguyện sốt sắng cho các nạn nhân, tôi
gởi lời kêu gọi mạnh mẽ đến những vị trách nhiệm chính
trị, cũng như đến tất cả mọi người thiện chí, để xin họ
hãy dấn thân chấm dứt những
bạo động và những lạm dụng, vừa dẹp bỏ những ích kỷ
cá nhân và những lợi lộc của phe nhóm,
nhờ qua sự cộng tác hữu hiệu của cộng đồng quốc
tế.
Vì
thế cần khuyến khích mọi cố gắng hoà giải giữa các dân
tộc Congo, Uganda, và Rwanda, cũng như những cố gắng tương tự
đang diễn ra tại Burundi và Sudan, với hy vọng từ những cố
gắng nầy có thể mau phát sinh
nền hoà bình đang hết sức được mong uớc."
Ðọc qua lời
kêu gọi trên, trước hết chúng ta lưu ý rằng ÐTC đã dùng
ngôn ngữ rất mạnh. Ngài gọi những cuộc tàn sát là những
"tội ác". Ngày 4 tháng 4 năm 2003, những cuộc tàn sát giữa
các chủng tộc, đã gây ra chết chóc cho hàng ngàn người tại Ituri, nằm ở đông bắc của
Cộng Hoà Dân Chủ Congô. Ðối với ÐTC Gioan Phaolô II, thì đây
là những tội ác, một lần nữa dày vò vùng đất Ðại Hồ.
Những bạo
động này đã gây nên khoảng từ 150
đến 300 người chết, thể theo con số được công bố hôm thứ
Tư mùng 2 tháng 4 năm 2003 do bởi
nhóm công tác của Liên Hiệp Quốc tại
Kinshasa.
ÐTC Gioan
Phaolô II gởi lời kêu gọi khẩn thiết đến các nhà chính
trị và tất cả mọi người thiện chí, để xin họ dấn thân
chấm dứt những bạo động và những lạm dụng, vừa dẹp bỏ
những ích kỷ cá nhân và những lợi lộc của phe nhóm. ÐTC
cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy
cộng tác hữu hiệu, với mọi cố gắng có thể, để
hoà giải các dân tộc.
Ðược biết,
ÐTC cũng đã gởi lời kêu gọi tương tự cho Hoà Bình tại
Phi Châu đến tất cả các vị Ðại
Sứ cạnh Toà Thánh, trong buổi tiếp kiến đầu năm tại
Vatican, ngày 13 tháng Giêng năm 2003. Ngài đã kêu gọi những
nhà cầm quyền hãy chăm sóc cho tiến trình hoà bình "còn lâu
dài và đầy khó khăn" tại đại lục Châu Phi.
Các quan sát
viên cũng lưu ý là ÐTC đưa ra lời kêu gọi trên, vào sáng
thứ Tư 2/04/2003, truớc
khi có cuộc gặp gỡ tại Vatican giữa vị phụ tá
ngoại trưởng Hoa Kỳ Ông John Bolton và ÐHY quốc vụ khanh
Angelo Sodano.
Ông John
Bolton, vị đặc trách việc kiểm soát vũ khí và an ninh
quốc tế, là viên chức cao cấp nhất của Washington được tiếp
đón tại Vatican, kể từ khi cuộc xung đột tại Iraq bắt
đầu vào ngày 20/03/2003. Trước đó, ngày 7 tháng 4 năm 2003,
Bộ Truởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Donald Rumsfeld, có đến
Italia, nhưng không có lời yêu cầu nào để được tiếp xúc
tại Vatican.
Theo nhật báo
"La Stampa", thì cuộc tiếp xúc nói trên giữa ÐHY Sodano và
phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ là để
"sửa chữa lại những tương quan" giữa Hoa Kỳ và
Vatican. ÐTC Gioan Phaolô II đã luôn luôn tỏ ra cứng rắn chống
lại cuộc can thiệp quân sự vào Iraq.
Tưởng cũng nên nhắc lại đây nhận định của Ðức TGM Michael Fitzgerald, chủ tịch Hội Ðồng Toà Thánh đặc trách đối thoại liên tôn, rằng cuộc chiến hiện nay tấn công vào Iraq có nguy hiểm làm gia tăng chủ nghĩa Cực đoan Hồi giáo trên thế giới. Ðức TGM lo ngại là cuộc chiến tại Iraq làm cho dân chúng hai bên hiểu lầm nhau. Những anh chị em Hồi giáo có thể hiểu lầm cho rằng tấn công vào Iraq là tấn công vào Hồi giáo; và ngược lại những người kitô cũng có thể hiểu lầm cho Hồi giáo là kẻ thù số một. Ðức TGM hiện đang có mặt tại QATAR, một quốc gia nhỏ bé ở vùng Vịnh BaTư có đa số dân theo Hồi Giáo, để cùng với 30 nhà chuyên môn tham dự ba ngày hội thảo về đề tài: "Những Kinh Thánh và Các Tôn Giáo". Ðức TGM than phiền là những lời kêu gọi cho Hoà Bình của ÐTC không được lắng nghe.