Tổng kết những nhận định
của ÐHY Roger Etchegaray về Vấn Ðề IRAQ
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Tổng
kết những nhận định của ÐHY Roger Etchegaray về Vấn Ðề
IRAQ.
(Radio Veritas Asia - 18/02/2003) - Theo bản tin
của Vatican được phổ biến hôm
Chúa Nhật 16 tháng 2/2003, thì truớc khi rời thủ đô BAGDAD của
IRAQ, ÐHY Roger Etchegaray đã cho phổ biến một tuyên ngôn ngắn,
như sau:
"Tôi vừa trải qua tại IRAQ nhiều
ngày thật là đầy ý nghĩa trong sự hiệp thông với Ðấng
đã sai tôi, Ðức Gioan Phaolô II.
Hầu như trong mọi giây
phút, tôi đã cảm nghiệm
được rằng tôi không phải chỉ là nguời mang đến Iraq sứ
điệp hoà bình của ÐTC, nhưng còn cảm nghiệm rằng chính ÐTC
cũng hiện diện tại chỗ với tôi. Tôi chỉ đi theo Ngài đến
giữa những cộng đoàn kitô, đến giữa dân chúng Iraq, đến
với Tổng Thống Saddam Hussein, Vị đã lắng nghe trọn vẹn và sâu
xa Lời sống động đến từ Thiên Chúa, và là Lời mà mọi
kẻ tin, -- như là con cháu
của Abraham --- đón nhận như là men
chắc chắn nhất của Hoà Bình."
"Khi tôi rời khỏi đất
nuớc Iraq nầy, một đất nước đã bị cô lập khỏi những
quốc gia khác một cách bất công,
tôi muốn được,
hơn là một tiếng vọng đơn thuần,
nhưng được là tiếng loa
nói lên niềm khát vọng của
đất nước đang khẩn thiết cần đến hoà bình."
"Giữa những đám mây
mù to lớn đang phủ xuống những giờ phút nầy, vẫn còn có
một kẻ hở nhỏ. Không ai được từ bỏ những cố gắng của
mình. Thời gian ngắn còn lại cần được mỗi người chúng
ta xử dụng cách trọn vẹn và trong tinh thần tin tưởng lẫn
nhau, để đáp lại những đòi hỏi của cộng đồng quốc tế.
Những bước tiến nhỏ nhất trong những ngày tới đây có
giá trị của một bước tiến lớn
hướng đến hoà bình."
"Phải, Hoà bình là điều
còn có thể được tại Iraq và cho Iraq. Tôi lên
đường về Roma, và nói lên điều nầy cách mạnh mẽ hơn
bao giờ hết."
Ðó
là những lời Tuyên Bố ngắn
của ÐHY Roger Etchegaray trước khi rời thủ đô Iraq trở
về lại Roma. Như chúng ta đã biết, truớc khi công bố tuyên
ngôn trên, ÐHY Etchegaray cũng đã phổ biến
một thông cáo báo chí,
để tổng kết về cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Saddam Hussein,
kéo dài trong vòng một tiếng
rưởi đồng hồ. Hãng tin Zenit cũng đã phỏng vấn ÐHY tại
toà sứ thần ở thủ đô
Baghdad. Trước hết ÐHY có nhận định tổng quát về chuyến viếng
thăm như sau:
"Tôi
tin rằng chuyến viếng thăm nầy có thể góp phần dẹp đi cách
nào đó "những đám mây đen" tụ lại trên bầu trời
Iraq. Tôi nghĩ là tôi đã làm xong tất cả
những gì tôi có thể làm như là sứ giả của ÐTC và
như là chứng nhân cho họat động của ngài cho Hoà Bình."
Nhận
định về thái độ của Tổng
Thống Saddam Hussein, ÐHY nói như sau: "Như mọi nguời biết,
Tổng Thống của Iraq rất ít
chấp nhận phỏng vấn. Và sự
kiện tổng thống Iraq tiếp tôi trong vòng hơn một tiếng
đồng hồ, là một dấu chỉ
cho biết Tổng Thống nhìn nhận
uy tín tinh thần của Ðức Giáo Hoàng. Ông Saddam xem ra sung sướng
vì trực tiếp nhận được sứ điệp của Ðức Gioan Phaolô
II. Ông xem ra là một con người có sức khoẻ tốt,
nghiêm chỉnh ý thức về những
trách nhiệm của mình trước
dân chúng Iraq. Tôi xác tín rằng ông Saddam Hussein ngày
nay, thật sự muốn tránh chiến tranh."
Về
ý nghĩa của chuyến viếng thăm của mình tại thủ đô Iraq, ÐHY
cho biết như sau:
"Tôi
hiểu được những chờ
đợi mà một cuộc gặp gỡ có tầm mức như thế nầy có
thể tạo ra, nhưng bản chất thiêng liêng của sứ mạng tôi
làm cho những gì tôi nói có một tầm mức đặc biệt.
Giáo hội có cách thức riêng của mình để nói về hoà bình,
cũng như để thực hiện hoà bình, giữa những ai đang
kiên trì hoạt động cho hòa bình. Trích lời của Ðức Gioan
Phaolô II, tôi muốn nhắc lại rằng Giáo Hội trở nên người
phát ngôn của "lương tâm nhân loại", một lương tâm mong muốn hoà bình và cần đến hoà
bình. Dĩ nhiên, chúng tôi bàn về vài vấn đề cụ thể, mà
tôi không thể nói ra, vì sự tôn trọng đối với Ðấng sai
tôi đi, cũng như
đối với vị tiếp đón tôi. Ðây là một cố gắng để xét
xem có phải đã làm tất cả những gì có thể, để bảo đảm
cho hoà bình, vừa thiết lập lại
bầu khí tin tuởng cho phép Iraq có lại chỗ đứng của mình
trong cộng đồng quốc tế. Hiện diện nơi trung tâm của cuộc gặp
gỡ là toàn thể
dân chúng Iraq, mà tôi
đã nhìn thấy được khát vọng muốn được hưởng nền hoà
bình công bằng và bền vững, sau nhiều năm đau khổ và chịu
nhục; toàn thể giáo hội và đức giáo hoàng luôn luôn tỏ
ra liên đới với anh chị em Iraq. Tôi không đến Iraq như một
nhà chính trị; trách vụ của tôi không phải là chuẩn bị những
hành động cụ thể, nhưng tôi xác tín rằng, trong giây phút
nầy, điều căn bản là thiết lập lại bầu khí tin tưởng,
căn bản của tất cả mọi cố gắng đã được thực
hiện. Việc thiết lập lại niềm tin tưởng là một công việc
cao cả và đòi hỏi thời gian. Nó bắt đầu với những cử
chỉ nhỏ. Hơn nữa, điều quan trọng là tin tuởng vào công việc
của các nhà kiểm soát vũ khí của Liên Hiệp Quốc."
Ðức
Hồng Y Roger Etchegaray nghĩ rằng nếu
việc giải trừ vũ khí tại Iraq được
xác nhận, thì Toà Thánh sẽ yêu cầu chấm dứt cuộc
phong toả. Ðức Gioan Phaolô II đã nhiều lần lên tiếng chống
lại cuộc cấm vận nầy. Dân chúng đã phải chịu nhiều đau
khổ rồi. ÐHY xác nhận điểm
ưu tiên cần thực hiện như sau:
"Nhân
danh ÐTC, tôi muốn kêu gọi đến lương tâm của tất cả những
ai, trong những ngày quyết định nầy, có thể ảnh huởng trên
tương lai hoà bình. Bởi vì xét cho cùng, chính lương tâm có
tiếng nói quyết định cuối cùng, tiếng nói mạnh mẽ hơn mọi
chiến thuật, hơn mọi ý thức hệ, và cả hơn mọi tôn giáo
nữa."
Về
những cuộc biểu tình chống chiến tranh
đang diễn ra khắp nơi, ÐHY cho biết ý kiến của ngài như
sau:
"Thế
giới nầy cần đến những cử chỉ nói lên khát vọng hoà bình.
Tôi nghĩ cần để cho dư luận
có ảnh huởng trên quyết định của những kẻ có trách
nhiệm; nhưng cũng cần phải
soi sáng cho dư luận, cũng
như cần dựa trên thông tin đúng thật, bởi vì có nguy cơ
lèo lái xách động. Một dư luận sáng suốt và dựa
trên sự cố khách quan là điều cần thiết cho hoà bình, mặc
dù chưa đủ. Dân chúng Iraq có tinh thần tự nhiên tốt lành,
nhưng sau hai cuộc chiến tranh và cuộc cấm vận, họ bị vùi dập
đủ mọi phía và không còn khả thể được thông tin đúng
thật nữa."
Cuối
cùng, ÐHY cho biết về hiện trạng giáo hội tại Iraq như sau:
"Giáo
Hội tại Iraq rất sống động và có lòng mộ mến sâu xa đối
với Ðức Thánh Cha. Hơn nữa, sau hai ngày viếng thăm tại
Mosssoul, tôi muốn nhấn mạnh đến khía cạnh đại kết của giáo
hội tại Iraq, một sự đại kết được kết thành do bởi tình
liên đới cụ thể giữa anh chị em công giáo và chính thống
giáo. Vào ngày Chúa Nhật, họ dùng nhà thờ của nhau, và
hai giáo hội công giáo và chính thống giáo
trợ giúp nhau, trên
phương diện tài chánh, để xây cất những nơi thờ phượng.
Ðây là điều đáng được nhắc đến. Nguời kitô là người
công dân Iraq, và họ sẽ phải chịu chung số phận với mọi công
dân Iraq khác."
Quý vị và các bạn thân mến,
Vừa rồi là tổng hợp những nhận định của ÐHY Roger Etchegaray quanh chuyến viếng thăm của ngài tại Iraq. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn.