Nguyễn Thị Mến người đã sống sót

sau cơn sốt Tấn Công của SARS

 

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Chị Nguyễn Thị Mến, y tá bệnh viện Việt - Pháp là một trong năm người nhiễm bệnh SARS đầu tiên và nặng nhất ở Hà Nội. Bốn người đã bị căn bệnh hiểm nghèo cướp đi mạng sống, chỉ có mình chị là bình phục trở về với cuộc sống. Ðây là câu chuyện dũng cảm chiến đấu với bệnh tật của chị Mến.

Chị Nguyễn Thị Mến là y tá trung cấp chuyên khoa nhi, công tác tại Bệnh Viện Việt - Pháp từ năm 2000. Bốn trong số năm người gồm chị Lượng, y tá điều trị, anh Phương, bác sĩ sản khoa, chị Uyên, y tá trưởng và ông Derossier, bác sĩ gây mê hồi sức người Pháp đã bị căn bệnh hiểm nghèo cướp đi mạng sống. Chỉ có mình chị là bình phục để trở về với gia đình và cộng đồng. Trên mặt và trên cổ chị, nơi mở nội khí quản, vẫn còn để lại những vệt tím. Chân phải còn bị liệt nhẹ. Dưới đây là câu chuyện do chính chị kể lại tại nhà riêng của mình.

(Ảnh chụp anh Thành, chồng chị Mến đang giúp chị tập đi )

SARS

Ngày định mệnh

Ngày 26/02/2003 một bệnh nhân người Mỹ gốc Hoa mà chúng tôi quen gọi là "bệnh nhân Hồng Kông" nhập viện Việt-Pháp với chẩn đoán sốt, ho, theo dõi cúm. Ðấy là một ngày định mệnh, ca trực tối hôm đấy gồm bác sĩ Quy, y tá Lượng, Uyên và tôi. Bệnh nhân sốt, ho tại bệnh viện tôi không hiếm, chúng tôi chẳng ai nghĩ đến chuyện đeo khẩu trang. Chúng tôi đâu có ngờ đó là triệu chứng mở màn của căn bệnh chết người: SARS. Chị Lượng, Uyên trực tiếp phục vụ bệnh nhân.

Khác với người bệnh sốt, ho khác, bệnh nhân này rất mệt và tiết ra nhiều đờm dãi nên luôn bấm chuông gọi, yêu cầu giúp đỡ. Lượng và Uyên sau này kể lại đã có lúc phải vỗ cho bệnh nhân ho, khạc đờm đến 10, 15 phút. Công việc của tôi chủ yếu là pha sữa cho bé sơ sinh, nhưng khi chuông gọi mà Lượng, Uyên bận chăm sóc bệnh nhân khác tôi vẫn vào giúp. Những ngày sau tình trạng "bệnh nhân Hong Kong" xấu đi rất nhanh, phải thở bằng máy. Lúc ấy chúng tôi mới nghĩ tới một căn bệnh rất nặng có khả năng lây nhiễm và nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang phòng bệnh.

Ngày 2/03/2003, Lượng bắt đầu sốt, lúc đầu là sốt rét, sau đó sốt nóng. Nhiệt độ lúc đầu chưa cao còn tôi và Uyên vẫn khỏe, đi làm bình thường. Ngày 3/03/2003, Tôi thấy người ớn lạnh, mệt và đau đầu nhưng không sốt, bệnh nhân đến đẻ rất nhiều ai cũng vất vả, tôi nghĩ mệt là đương nhiên nên vẫn đi làm. Ngày 4/03/2003, Hôm đó tôi mệt lắm, đi mà không thể nhấc nổi chân và bắt đầu tiêu chảy. Ngày 5/03/2003, Tôi rét run nhiều cơn, nhưng nghĩ mình bị tiêu chảy nên rét run và mệt là đúng thôi. Ðến tối cặp nhiệt độ sốt 38 độ C. Tôi vào bệnh viện và được xét nghiệm ngay, kết quả xét nghiệm cho tôi biết mình đã nhiễm bệnh. Tôi không hoảng sợ, tôi chỉ lo lắng vì tôi thấy "bệnh nhân Hong Kong" rất to khỏe mà còn phải thở máy, mình sức thế này thì chống đỡ sao.

Chiến đấu với tử thần

Biết tôi phải vào viện, nhà tôi mang thêm áo và hoa quả cho tôi nhưng chỉ đến cửa hành lang khu cách ly là bị ngăn lại. Tôi nhìn thấy anh từ xa, thương anh vô hạn. Tôi thầm ước chỉ mình tôi bị nhiễm thôi, anh và các con đừng ai bị! Sau này tôi mới biết, giai đoạn ủ bệnh của SARS thường bắt đầu bằng sốt rét, sau đó mới sốt nóng, tuy người bệnh rất mệt nhưng ít lây, bằng chứng là gia đình tôi không có ai bị nhiễm. Việc lây xảy ra mạnh nhất vào giai đoạn phát bệnh: bệnh nhân sốt nóng, ho, khạc đờm, khó thở, người đau rồi dần chìm vào hôn mê.

Từ lúc nhập viện tôi và những người bạn đồng nghiệp dũng cảm của tôi bắt đầu cuộc chiến đấu có một không hai với tử thần. Xác định như vậy, tôi không còn thấy hoảng loạn, mà âm thầm chịu đựng, âm thầm kháng cự. Không thể tả nổi cái đau đớn, mệt mỏi khi bị sốt rét hành hạ, bụng đau như cắt, đầu như muốn vỡ tung ra, chân tay, từng thớ cơ như bị giằng xé. Ðã thành quy luật, sau một tiếng rưỡi sốt rét thì chuyển sang sốt nóng, nhiệt độ cứ tăng dần. Một ngày có ba đến bốn đợt sốt, sốt về đêm thường kéo dài hơn. Tôi và Uyên nằm cùng phòng. Uyên sốt trước nhưng sức hơn tôi, cứ hết sốt là tự đi tắm. Tắm xong còn chải tóc bồng, gọi điện thoại cười rúc rích, nói đủ thứ chuyện, lo cả bố chồng bị ngã gẫy chân, mình nằm đây thì ai chăm sóc. Vậy mà không ngờ! Khi tôi bắt đầu vượt qua cơn hiểm nghèo thì Uyên lại vĩnh viễn ra đi.

Ngày nào tôi cũng được chụp X quang và xét nghiệm máu. Hình ảnh phổi cứ mờ dần, các men biểu thị sự hủy hoại tế bào tăng vọt. Tôi biết mình bị nhiễm nặng và hiểu rằng cuộc chiến sắp tới một sống hai chết, chỉ còn một hy vọng mong manh duy nhất là tự tôi phải cố mà vượt qua. Ðau đớn và khó thở cũng tăng dần, tỷ lệ thuận với diễn tiến của bệnh, nhiều lúc ngực thắt lại như bị ngạt nước, không có không khí để thở. Thế vẫn chưa hết khổ. Tôi còn liên tục bị đi ngoài, phân cứ tự chảy ra. Hành kinh thì đã năm ngày vẫn không dừng. Ðến ngày 10/03/2003, nhiệt độ lên tới 42 độ C và tôi không còn biết gì nữa...

Ngày 15/03/2003, chị Lượng mất. Chị là người đầu tiên đã chịu thua SARS. Ngày 19/03/2003, bác sĩ Derossier mất. Ngày 24/03/2003, đến lượt Phương và Uyên ra đi!

Cho đến một ngày tôi lơ mơ tỉnh lại (sau này tôi mới biết đó là ngày 23/03/2003 và tôi hôn mê đã được gần nửa tháng!) Lúc ấy có lẽ là đêm. Bầu trời bên ngoài cửa sổ đen kịt, chung quanh yên tĩnh lạ lùng. Tôi nhắm mắt lại, tự hỏi đây là chỗ nào và tại sao mình lại nằm ở đây. Thế rồi tôi bỗng nghe thấy tiếng bước chân và cảm thấy bàn tay ai đó vỗ vỗ vào người. Tôi cố mở mắt, cố nhìn chung quanh. Có ai đó kêu lên rất to, mừng rỡ: "Ôi Mến ơi! Tỉnh rồi! May quá, cố lên Mến nhé!" Tôi nghe thấy nhiều bước chân chạy đến. Tôi quờ tay, sao nhiều ống dây nhằng nhịt trên người tôi thế này? Tôi cố dứt chúng ra nhưng không được, rồi lại thiếp đi.

Những lúc lờ mờ tỉnh, tôi cố mở mắt, cố nhận biết chung quanh, cố tìm sự sống cho đến khi tôi nhìn rõ các bạn vây quanh. Ôi các bạn, tôi không nhận ra được họ vì ai cũng mũ, khẩu trang, kính kín mít. Tôi không nói được, tôi giơ tay, lại thấy mọi người gọi mình. Ai đó bảo tôi: "Cố gắng lên Mến ơi, cố lên để mà về với chồng con". Tôi còn mệt lắm, chưa nói được, nhưng từ trong sâu thẳm, ý thức của tôi tự nhủ: "Vâng, tôi sẽ cố. Cảm ơn!"

Trở về với cuộc sống

Các bác sĩ Pháp bắt đầu dạy tôi tập thở, các y tá xoa bóp khắp cơ thể tôi, giúp tôi nâng tay, chân. Vẫn còn rất đau đớn nên tôi không muốn ai đụng vào người, chỉ muốn được nằm yên. Thế nhưng khi tập thở và rút dần máy, tôi cảm giác như cả người bị dìm xuống nước, ngộp thở, chỉ muốn lắp lại máy thở thật nhanh, không muốn tập tiếp. Nhưng mọi người liên tục động viên: "Phải luyện tập, phải cố lên Mến ơi, nếu không sẽ không hồi phục được, cố lên!"

Vẫn còn phải thở máy, phải nằm, nhưng tôi đã có thể giao tiếp được với bên ngoài. Mọi người cầm ống nghe gí sát tai tôi lời thăm hỏi, động viên từ những người bạn của tôi, các bác sĩ, bệnh nhân đang điều trị cách ly ở khu 2, khu 3, cả các bạn ở nhà bếp, bảo vệ. Tôi nhớ nhất một giọng nói: "Mến ơi! Cố lên! Mến mà thua là chúng tôi thua hoàn toàn đấy?" Tôi ứa nước mắt, nghiến răng chịu đau làm theo bài tập của các bác sĩ, y tá hướng dẫn. Kỳ diệu thay, cơ thể tôi quen dần.

Ngày 28/03/2003 tôi được bỏ máy thở. Có thể nói, tôi sung sướng một thì các đồng nghiệp, bạn bè, người thân của tôi sung sướng mười! Ngày nào tôi cũng được các bạn tôi tắm, gội đầu, thay quần áo sạch sẽ, kể cả những ngày tôi đang hôn mê, thở bằng máy. Các bạn hãy tưởng tượng tôi cao 1,6 m, nặng 58 kg. Vừa bị tiêu chảy, hành kinh nhề nhề lại hôn mê, thở máy với một đống dây trên mình xông từ mũi, từ nội khí quản, niệu đạo, thêm ba dây truyền tĩnh mạch nên công việc tắm tại giường, thay quần áo khó biết chừng nào! Vậy mà các đồng nghiệp của tôi gồm bác sĩ Thọ, bác sĩ Thu, y tá Hà, Phương, Hoa, Diệp, Thủy,... Tất cả đều nhỏ hơn tôi, mỗi ca chỉ có hai người vừa tiêm truyền vừa theo dõi, cho ăn, tắm rửa; không hiểu họ làm thế nào được nhỉ?

Sau này tôi được biết, không chỉ thuốc thang chăm sóc mà lo cho tôi ăn cũng là một kỳ công. Tôi được dành một thực đơn riêng, thường xuyên thay đổi món. Thấy tôi không chịu ăn thứ này, phòng cấp cứu gọi xuống nhà bếp, chỉ 30 phút sau lại có món khác nóng hôi hổi được mang lên; có ngày đổi 2, 3 món. Nếu không có sự chăm sóc tận tụy của các đồng nghiệp người Pháp, người Việt đang công tác tại bệnh viện Việt-Pháp và đoàn bác sĩ, y tá của bộ y tế Pháp; không có sự động viên khích lệ chí tình của các bạn và gia đình, có lẽ tôi đã không thể chiến thắng được cái chết. Tôi đã để mọi người phải lo lắng cho mình nhiều quá. Cha mẹ tôi đã ngất lên, ngất xuống vì sợ rằng tôi đã chết mà người ta đang giấu chưa muốn cho biết tin. Con tôi đã được nhà trường "gợi ý" cho nghỉ một tháng vì mẹ chúng đang hấp hối trong bệnh viện với căn bệnh hiểm nghèo! Dĩ nhiên tôi hiểu được lý do vì SARS quá nguy hiểm. Chính vì thế tôi không thể chết, tôi phải chiến thắng để trở về!

Tôi đã được ra viện, trở về sống dưới một mái nhà với chồng và các con tôi. Giai đoạn nguy kịch nhất đã qua. Tôi đã rút ra được đôi điều kinh nghiệm từ bản thân. Tuy SARS là căn bệnh nguy hiểm lây lan nhanh, dẫn đến tử vong nhưng nó sẽ bị đẩy lùi khi:

1. Ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng mặt trời, SARS sẽ ít phát huy tác dụng;

2. Bệnh nhân được phát hiện sớm từ giai đoạn ủ bệnh, cách ly tốt, có đủ thuốc và phương tiện điều trị, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tốt;

3. Người bệnh bình tĩnh chịu đựng và quyết tâm chiến thắng bệnh tật.

Mỗi bữa tôi đã ăn được một bát cơm, uống thêm sữa, thuốc Ðông Y và một số thuốc bổ khác. Nhưng SARS hãy còn để lại những di chứng khủng khiếp trên cơ thể. Hiện nay chân trái tôi vẫn chưa cử động được bình thường, xương bị xốp do điều trị kháng sinh, một số nơi trên cơ thể còn bị sưng do nằm bất động một thời gian khá dài. Ðể hồi phục hoàn toàn tôi cần phải luyện tập ít nhất trong vòng hai tháng với những bài tập riêng và lịch tập sít sao. Hằng ngày cứ một tiếng tôi phải tập 15 phút, bao gồm tập thở, tập vận động, tập đi. Mỗi tuần hai buổi, các bác sĩ trị liệu đến giúp tôi tập. Tuy còn khá mệt nhưng tôi phải cố để sớm trở lại đội ngũ. Tôi phải làm việc cho cả Lượng, Phương, Uyên và cho tất cả các bạn. Tôi không thể phụ công lao của mọi người.

"Chị Mến ơi, chúng tôi được nghe các bạn đồng nghiệp của chị ở bệnh viện Việt - Pháp nói rằng: chị là người anh hùng của họ, là chỗ dựa tinh thần của những người bị nhiễm SARS đang nằm điều trị, của những bác sĩ, y tá nhân viên vòng ngoài bệnh viện, khi mà bốn người cùng bị bệnh nặng nhất như chị đã ra đi. Chị chính là niềm hy vọng là quyết tâm chiến đấu với căn bệnh SARS độc ác. Chị có biết, một ngày làm việc mới thường được bắt đầu bằng câu hỏi: "Hôm nay chị Mến thế nào?" và câu trả lời: "Còn sống, còn ngoan cường chiến đấu", đã tiếp thêm sức lực cho mọi người trong cuộc chiến chống bệnh dịch? Bởi vì chị chính là bằng chứng sống thuyết phục, rằng con ngáo ộp SARS kia không phải là không thể đánh bại".

Và chúng tôi, những người ghi lại câu chuyện kỳ lạ này tự hỏi: liệu SARS có phải là căn bệnh nan y cuối cùng mà loài người phải chiến đấu chống lại trong những năm đầu thế kỷ mới không? Câu trả lời có thể là: không! Ðã đến lúc loài người phải tự hỏi và tự nhìn nhận lại hành vi sống, thái độ của mình với thiên nhiên, môi trường, với tình yêu, lòng hận thù... về ý nghĩa đích thực của những Phút giây binh yên khoẻ mạnh quý giá mà ta đang sống và cả những dự định trong tương lai.

(Ðăng lại từ báo Tiền Phong, bài do một độc giả gửi về).

(Trích dẫn từ Ephata Việt Nam, số 111, ngày 4 tháng 5 năm 2003)

 

 

SARS "index case" survivor still reeling from disease

04/18/2003

Margie Mason, HANOI, Vietnam, AP

Nguyen Thi Men no longer recognizes her gaunt body. Her once fit physique is now weak and sluggish. Her walk is a shuffle, her right foot sliding slowly after her left.

Men says severe acute respiratory syndrome has ravaged her body; even affecting her memory and vision. Still, every time she feels like complaining, she stops herself: She knows she's the only medical worker at the Hanoi French Hospital to come off a respirator alive after treating Vietnam's contagious "index case."

"I had to fight for my life," Men said inside her small living room in Hanoi. "My friends and relatives called to send their condolences."

Men, 46, works mostly in pediatrics and has handed many newborns to smiling mothers since she began working at Hanoi's only international hospital in 1999. But on Feb. 26, 2003, the veteran nurse was working a shift that required her to care for Johnny Chen, an American businessman from Shanghai who got sick after flying to Hanoi from Hong Kong.

Men went in and out of Chen's room several times, checking his IV and other machines and trying to make him comfortable. Chen, a tall, thick man, spit up mucus for 40 minutes to clear his clogged airway.

Chen was eventually evacuated to Hong Kong where he died. He later became known as Vietnam's index case after unknowingly infecting dozens of hospital workers with a deadly new virus that would eventually be known worldwide as SARS.

Within several days, Men herself started to feel fatigued. Her body ached, she had diarrhea and chills. When she called in sick, she learned that 10 other hospital workers had similar symptoms.

After being admitted March 5, 2003, her condition rapidly deteriorated. Doctors sliced a hole in her throat and inserted a tube for the respirator. She lost consciousness for nine days.

"It was very difficult to breathe," she said. "I felt just like a person who was going to die from drowning."

She was listed in critical condition and her chances of survival began to look worse as colleagues who also treated the index case began to die. First a Vietnamese nurse succumbed, then a French doctor, then another Vietnamese nurse and doctor; all in a nine-day period.

Slowly, Men says she began to regain consciousness. She remembers doctors standing over her and speaking in French about x-rays of her chalky lungs. She mumbled for them to keep sucking the fluid out. They did so every three minutes and she fought to survive.

"I did everything I could," she said. "I tried very, very hard and tried every possible way to regain my life."

No one fully understands why, but Men started to get stronger and eventually recovered. She was discharged April 2, 2003, nearly a month after being admitted.

"She has been very lucky," said Yves Nicolai, hospital general director. "I think she's strong. She must not ask the question (why she was the only one to survive). She has to take it as a reality and go on."

At her small home tucked in a neighborhood, Men stares forward and speaks slowly about her ordeal as if recalling a dream. Purple blotches still stain her nose and throat where the tubes once fed her nutrients and oxygen. She said she feels like she's living inside someone else's body.

Her right leg is partially paralyzed from a lack of circulation during the time spent in bed, and even small tasks exhaust her now. Her lungs are scarred and pains still shoot through her body. She says it will likely be another five to seven months before she feels normal again, and she's not sure her body will ever completely recover.

"I cannot imagine this disease. It was the worst pains all over your body," she said. "It's like you were being tortured. The pain was everywhere."

But after losing five colleagues, including a French doctor of Vietnamese origin who died Saturday, the mother of four says it will take more than SARS to keep her from returning to the hospital to help others.

"Once I go back to work, I hope to be preoccupied so I can get away from all these memories," she said. "This is a formidable disease. I'm still astonished as to why I was among the ones who survived."

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page