ÐTC kêu gọi
tôn trọng các Nơi Thánh tại Thánh địa
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC kêu gọi
tôn trọng các Nơi Thánh tại Thánh địa.
(Radio Veritas -
9/04/2002) - Trong những ngày này, đứng trước tình hình nghiêm
trọng tại Thánh địa, hầu như mỗi ngày ÐTC lên tiếng
kêu gọi chấm dứt chiến tranh, hoạt động cho
hòa bình, tôn trọng sự
sống và phẩm giá con người. Chúa nhật
7/04/2002 và thứ hai 8/04/2002 ngài lên tiếng kêu gọi tôn
trọng các Nơi Thánh, theo đúng Thỏa ước đã ký kết giữa
Tòa Thánh và Do thái năm 1993, và với Palestine năm 2000.
Chúa nhật
7/04/2002, trong giờ đọc kinh Regina Caeli (Lạy Nữ vương Thiên Ðàng)
với dân chúng tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô,
ÐTC dùng những lời mạnh mẽ trích từ Sách Sáng Thế: "Ai
gây đổ máu , thì máu của họ sẽ bị đổ ra, bởi vì con người
được tạo dụng giống hình ảnh Thiên Chúa". ÐTC nói tiếp:
"Chỉ mình Thiên Chúa có thể đưa tâm hồn con người
nghĩ đến hòa bình. Chỉ mình Ngài có thể ban nghị lực cần
thiết để giải thoát mình khỏi thù ghét và khỏi sự khao
khát báo thù và khởi sự
tiến đến con đường điều đình để đạt thỏa ước và hòa
bình".
Sau đó, ÐTC
nhắc lại: Các Cộng đồng Tu sĩ Phanxicô,
Chính thống Hy lạp và
Chính thống Arménie, hiện đang sống những giờ phút khó khăn
trong Ðền thờ Giáng sinh. Và ngài bảo đảm với mọi người
lời cầu nguyện liên lỉ của ngài.
Thứ hai
8/04/2002 trong buổi tiếp kiến riêng dành cho các thành viên của
"Hiệp Hội Giáo Hoàng" (Papal foundation) (một
tổ chức được thành lập để nâng đỡ tài chánh cho các
hoạt động mục vụ của ÐTC), ÐTC
lại nói đến tình hình tại
Thánh địa; Ngài dùng những
lời lẽ ít khi nghe thấy ngài xử dụng,
như sau: "Bạo lực tại Thánh địa đi đến mức độ không
thể tưởng tượng được và không thể dung thứ được".
Lời này biểu lộ sự lo lắng lớn lao của ÐTC đối với tình
hình mỗi ngày mỗi trở nên trầm trọng về bạo lực, về thù
ghét" đi đến chỗ phá hủy "miền đất nơi Chúa đã sinh
ra, chịu chết và sống lại, miền đất được coi là "thánh thiêng đối với các tôn giáo độc
thần". ÐTC nói tiếp: "Thực vậy, chúng ta đang
trải qua một tình hình quốc tế thực khó khăn, và làm
cho biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 (vụ khủng bố tại Hoa kỳ)
trở nên đen tối thêm. Trên thế giới này, con người: nam,
nữ và trẻ em vô tội tiếp
tục gánh chịu những hậu quả của chiến
tranh, của nghèo đói, của bất công và của khai thác đủ
loại".
Ngoài ra, các
cơ quan của Tòa Thánh luôn luôn theo dõi diễn tiến
tại Thánh địa, để biết rõ tính cách chính xác của mọi
biến cố mới nhất trong lúc này, cách riêng tại Betlem; đồng
thời cũng nhắc lại cho các phe liên hệ, Do thái và
Palestine, các Thỏa
ước đã ký kết với Tòa
Thánh về việc bảo vệ các Nơi thánh. Phát ngôn viên và Giám
đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, Tiến sĩ Navarro Valls, tuyên bố:
"Tòa Thánh theo dõi với sự lo lắng tối đa tình hình tại
Betlem và đang tìm hiểu rõ sự thực của các sự việc".
Ông không nói rõ sự việc nào, nhưng ai cũng hiểu về vụ
phát hỏa và những vụ bắn vào Ðền thờ Giáng Sinh.
Phát ngôn viên
còn cho biết thêm rằng: Ðức TGM Jean Louis Tauran, ngoại trưởng
Vatican và Ðức TGM Pietro Sambi, Sứ Thần Tòa Thánh tại Giêrusalem
và là Khâm sứ Tòa Thánh
tại Palestine, đã có những tiếp xúc với Nhà Cầm quyền Do
thái, để nhắc lại rằng: Tòa Thánh coi như ưu tiên tuyệt đối
việc tôn trọng "status quo" (nguyên trạng) của các Nơi Thánh
(nghĩa là theo đúng Thỏa ước đã ký kết với Do thái năm
1993). Trong lúc này, có khoảng 200 người Palestine, trong đó có
một số mang vũ khí, ở trong Ðền thờ Giáng sinh. Tình trạng
này tạo nên một sự kiện chưa hề có từ trước tới giờ
trong lịch sử từng trăm năm của
các Nơi Thánh.
Tiến sĩ Navarro
Valls nhấn mạnh một lần nữa rằng: Thỏa ước căn bản năm
1993 giữa Tòa Thánh và Do thái,
và Thỏa ước với Nhà Cầm quyền Palestine
năm 2000, gồm các khoản
công nhận Status quo (nguyên trạng) của các Nơi Thánh. Nếu các
tin tức nhận dược từ Betlem được xác nhận đúng sự thực,
thì đây là một diễn tiến sẽ đưa đến một tình hình trầm
trọng hơn nữa.
Trong lúc này
, Ðức TGM Pietro Sambi, Sứ Thần Tòa Thánh tại Giêrusalem, các
Vị Giáo chủ của các Giáo hội Kitô và Vị Canh giữ Thánh
địa đang điều tra về những vụ xẩy ra chung quanh và trong Ðền
thờ Giáng sinh, bởi vì theo nhật báo L'Osservatore Romano, số ra
ngày 09/04/2002, người Do thái và Palestine tố cáo lẫn nhau
đã gây ra những vụ
đụng độ tại Ðền thờ Giáng Sinh ở Bêlem.
Trưa thứ hai 8/04/2002,
11 vị Giáo chủ, Giám mục Công giáo, Chính thống và Tin lành,
có cả Cha Battistelli, Ban Canh giữ Thánh địa, phụ trách Betlem,
cùng nhau tiến về Ðền thờ Giáng Sinh ở Bêlem, không kể
chi lệnh cấm, vừa đi vừa
hát bài "Chúng ta sẽ vượt
qua được!" (We shall overcome), đã bị chặn lại.
Viên sĩ quan
trẻ tuổi Do thái hô: " Xin các Ông dừng lại. Các ông muốn
gì?". Mọi người dừng lại. Vị giám mục Tin lành nói: "Nhưng
chúng tôi sẽ trở lại". Ngài lại gần viên sĩ quan, với
vẻ tức giận, nói: "Lúc này các anh phải ngừng đi?".
Ðây thực là
một cuộc biểu tình "đại kết", cùng nhau tiến về Betlem. Các
ngài đã xin phép tới ba lần rồi, nhưng đều bị từ chối.
Dù vậy, trưa thứ hai 8/04/2002, các ngài cùng nhau tiến đến
Bộ chỉ huy quân đội Do thái, để tranh đấu cho quyền lợi
của mình. Cha Battistelli, với tư cách là vị canh giữ Thánh
địa và trách nhiệm cùng với vị đại diện Chính thống và
Arménie, về Ðền thờ
Betlem, nói: "Chúng tôi nuốn
đích thân nhận định tình hình trong tất cả khu vực của Ðền
thờ Giáng sinh này". Ðức Cha Michel Sabbah, Giáo chủ Công giáo
Latinh Giêrusalem, nói với giọng nghiêm nghị: "Tại Betlem máu
đã đổ quá nhiều rồi. Ðây
là Thành thánh, Thành hòa bình, các anh không được làm uế
tạp bằng chiến tranh. Chúng tôi yêu cầu quân đội Do thái rút
về nhà cùng với guồng máy chiến
tranh của họ". Ðức Giáo chủ nói thêm: "Trong mỗi
chiến tranh, đều có luật lệ của tình nhân đạo. Sao các anh
không để chúng tôi đem lương thực, thuốc men cho những người
bị khó khăn trong lúc này? Sao các anh không để xe cứu thương
đến chở những người bị thương?". Tất cả đều vô ích.
Cha Battistelli tranh luận sôi nổi với viên sĩ quan: "Sao các anh lại có thể cưỡng ép anh em tu sĩ chúng tôi bỏ Tu viện? Anh hãy thử yêu cầu binh sĩ của anh trốn đi xem". Cha giải thích với phóng viên báo chí rằng: "Các người Palestine sẽ bị xử theo luật pháp, nếu họ có lỗi về khủng bố, nhưng không được đem ra bắn tại chỗ". Rồi cha nói cách khiêu khích rằng: "Không phải chỉ mình họ mà thôi, cả những người khác nữa cũng phải đưa ra tòa xét xử". Cha lắc đầu ra đi và nói: "Lời nói đã quá nhiều rồi; tiếc thay, các hành động không thay đổi. Hòa kỳ cũng đã thức tỉnh; nhưng tôi sợ rằng ông Colin Powell đến quá trễ".