Các quốc gia Hồi giáo cảnh giác
cuộc chiến về khủng bố sẽ thất bại
nếu những nguyên nhân cội rễ vẫn phát triển
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Các
quốc gia Hồi giáo cảnh giác cuộc chiến về khủng bố sẽ thất
bại nếu những nguyên nhân cội rễ vẫn phát triển.
Kuala
Lumpur (AFP 2/04/2002) - Các quốc gia Hồi giáo cảnh giác trong một
bản tuyên bố dự thảo hôm thứ Ba (2/04/2002) rằng, cuộc chiến
toàn cầu chống khủng bố sẽ thất bại nếu những nguyên nhân
cội rễ, như "việc chiếm đóng của người ngoại quốc, bất
công xã hội và sự loại
trừ" vẫn tiếp tục
được phổ biến.
Bản
dự thảo nói rằng, 57 các bộ trưởng ngoại giao của tổ chức
"các quốc gia Hồi giáo" tụ họp "để đưa ra
nghị quyết chung", nhằm chiến đấu chống khủng bố và để đáp
trả đối với những phát triển đang ảnh hưởng đến những
người Hồi giáo và các quốc gia Hồi giáo,
sau các cuộc tấn công khủng bố
ngày 11/09/2001 tại Hoa kỳ.
Tuyên
bố tiếp tục "từ chối bất cứ những nổ lực nào nhằm
liên kết Hồi giáo và những người Hồi giáo với khủng bố,
bởi vì khủng bố không có liên quan gì với bất cứ tôn
giáo, nền văn minh hoặc quốc gia nào cả."
Tổ
chức các quốc gia Hồi giáo "lên án cách rõ ràng những
hành động của chủ nghĩa khủng bố quốc tế
trong tất cả mọi hình thức và những biểu hiện của nó,
bao gồm các quốc gia khủng bố."
Israel
thường xuyên bị cáo buộc bởi các quốc gia Hồi giáo là
"quốc gia khủng bố’ chống lại người dân Palestine."
Tuy
nhiên, bản dự thảo lại không bao gồm những người
Palestine, những người mà trong thời gian gần đây đã gia tăng
các cuộc mang bom tự sát tấn công tại Israel, trong bất cứ
những định nghĩa nào về khủng bố.
"Chúng
tôi bác bỏ bất cứ những cố gắng nhằm liên kết khủng bố
đối với cuộc chiến đấu của người dân Palestine, trong lúc
họ thực thi quyền không thể chối cãi được để thiết lập
một quốc gia độc lập của họ."
Tổ
chức các quốc gia Hồi giáo sẽ
cố gắng làm việc, nhắm tìm ra một định nghĩa về chủ
nghĩa khủng bố và
về các hành động khủng bố được quốc tế; Tổ
Chức đồng ý, rằng khũng
bố khác biệt với cuộc đấu
tranh hợp pháp, và với cuộc chiến đấu của người dân chống lại chủ nghĩa thuộc địa hoặc sự thống
trị ngoại bang và sự chiếm đóng của người ngoại quốc."
Việc
tìm kiếm cho một định nghĩa về khủng
bố là một trong những mục đích chính của cuộc họp của
tổ chức các quốc gia Hồi giáo,
được triệu tập bởi
thủ tướng Malaysia, tiến sĩ Mahathir Mohamad,
tiếp sau các cuộc tấn công ngày 11/09/2001 tại New york và
Washington tại Hoa kỳ.
Bản
tuyên bố nói, "chúng tôi nhấn mạnh tính cách quan trọng
của việc tìm ra những nguyên nhân cội rễ của khủng bố quốc
tế, vừa xác định rằng, cuộc chiến chống khủng bố
sẽ không thành công nếu môi trường nuôi dưỡng khủng bố,
bao gồm việc chiếm đóng của người ngoại quốc, sự bất công
và sự loại trừ, được
phát triển."
Ông
Mahathir đưa ra một định nghĩa đơn giản về khủng bố như "các
cuộc tấn công đối với thường dân" trong bài diễn văn
khai mạc của ông. Ông đặc biệt bao gồm những người mang
bom tự sát người Palestine cũng như quân đội Israel là những
người khủng bố.
Ông
Mahathir ủng hộ mạnh mẽ việc người dân Palestine chống lại
Israel, nhưng rõ ràng là hội nghị đã không ủng hộ
định nghĩa của ông về khủng bố.
Bản
dự thảo cũng từ chối "bất cứ những hành động đơn
phương nào dùng để chống lại bất cứ quốc gia Hồi giáo,
dưới chiêu bài của việc chiến đấu chống khủng bố."
Việc
này được đưa ra như là một ám chỉ đến những đề nghị
cho rằng, Hoa kỳ có thể tiến hành chiến dịch tấn công
chống lại chính quyền của ông Saddam Hussein, một người bị cáo
buộc khủng bố."
Bản
tuyên bố kêu gọi một cuộc hội nghị của Liên hiệp quốc để
"thành lập một tổ chức liên minh đáp trả của cộng đoàn
quốc tế, đối với khủng
bố trong mọi hình thức và những biểu hiện của nó."
Một
chương trình hành động nói một ủy ban của tổ chức các quốc
gia Hồi giáo gồm 13 thành viên cấp bộ trưởng về khủng bố
quốc tế sẽ được thành lập.
Bên lề của cuộc họp, các thành viên bàn thảo về lời kêu gọi của Iraq về việc các quốc gia Hồi giáo xuất cảng dầu, nên dùng dầu hỏa như là vũ khí để buộc Hoa kỳ làm áp lực lên Israel rút lui khỏi lãnh thổ Palestine.